Về nhiệm vụ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 105 - 107)

- Phấn đấu đến năm 2015, đội ngũ cán bộ,công chức các cấp của huyện đều đạt chuẩn theo quy định.

3.3.1.2. Về nhiệm vụ

- Một trong những cách làm tích cực đó là quản lý đầu vào: huyện thống nhất áp dụng hình thức tuyển dụng công khai, vào tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Đến nay cơ chế tuyển dụng trở thành việc làm bình thường, từ công chức phường, xã, thị trấn khi tuyển mới đều phải thi tuyển 100%, mặt tích cực là có sự cạnh tranh, sàng lọc nên mặt bằng trình độ nhìn chung cải thiện hơn, riêng khu vực sự nghiệp do có hình thức xét tuyển, tính cạnh tranh dựa vào kết quả học tập, số lượng đăng ký dự tuyển nhiều hơn nên chất lượng cũng khá hơn. Bên cạnh đó huyện cũng có chính sách thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tạo có kết quả học tập cao hoặc có học vị vào công tác trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp nên đã bổ

sung được nhiều lao động trẻ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện. Mặt khác, để cho bộ máy hiện có phải thật sự năng động, hoạt động có hiệu quả, huyện có nhiều giải pháp thiết thực như hình thành các tổ chức chuyên ngành, chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề trọng tâm, trọng điểm hoặc khi giao nhiệm vụ thường đòi hỏi cao về chất lượng và thời gian nên tạo thói quen trong lề lối công tác. Cùng với sự sâu sát của lãnh đạo huyện cũng như các ngành, các cấp đã tạo được phong cách gần dân, giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra nhanh hơn.

- Việc lãnh đạo huyện có những chủ trương nhất quán buộc cán bộ, công chức phải học tập, tu dưỡng và đã trở thành cuộc vận động như: Chỉ thị số 11/HU của Ban Thường Vụ Huyện ủy về việc nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu... Hoặc như chọn năm 2006 là năm công tác cán bộ và cải cách thủ tục hành chính đã có sự chuyển biến trong thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được giao. Trong giai đọan này, nhiều cơ chế, chính sách để phát huy năng lực của cán bộ, công chức như việc ban hành chính sách thu hút, chính sách đào tạo; trong một thời gian ngắn đã được sự hưởng ứng cao của đội ngũ cán bộ, công chức. Số lượng người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong vòng năm năm qua tăng đột biến, trình độ ngoại ngữ, tin học được chú trọng.

- Cùng với sự quản lý đầu vào huyện cũng rất chú trọng giải quyết đầu ra nhằm tạo được sự cân bằng và hợp lý, chính sách khuyến khích nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho những người sức khỏe yếu, hạn chế về năng lực đã góp phần tạo sự đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Muốn đạt được chất lượng nguồn nhân lực như mong muốn, huyện còn nhiều công việc phải làm; phải không ngừng đổi mới tư duy trong các chính sách sử dụng, quản lý nguồn nhân lực; phải đổi mới trong công tác tuyển dụng, bản thân của bộ máy hành chính, sự nghiệp của huyện cũng phải có tính hấp dẫn, cạnh tranh và năng động hơn. Các chính sách nhằm đãi ngộ, phát triển cũng phải mang tính đột phá. Tất nhiên không thể hài lòng với kết quả tuyển dụng khi tỉ lệ chọi chưa cao, tính cạnh tranh yếu hoặc còn để tình trạng cán bộ, công chức thiếu yên tâm, thiếu nhiệt huyết trong hoạt động công vụ và cũng không thể thờ ơ để đội ngũ

cán bộ, công chức theo dòng chảy của cuộc sống để rồi hành động theo kiểu sáng đi chiều về cho qua ngày tháng hoặc chân ngoài dài hơn chân trong; làm việc không hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w