Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị của huyện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 51 - 63)

* Một số hạn chế về tư nhiên và xã hội:

2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị của huyện

a). Bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ huyện

Do các cơ quan chuyên trách giúp việc gồm: Văn phòng Huyện ủy và các Ban Đảng; là các cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Đảng bộ huyện (gọi tắt là Huyện ủy), mà trực tiếp là Ban thường vụ, Thường trực huyện ủy trong công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực được phân công theo quy chế; cụ thể có các cơ quan như:

- Văn phòng Huyện ủy: có chức năng tham mưu giúp huyện ủy trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ; tổng hợp, tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính, đối ngoại của cấp ủy; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ;

- Ban Tổ chức Huyện ủy: có chức năng tham mưu giúp huyện ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên và công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng và là cơ quan chuyên môn thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên.

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy: có chức năng tham mưu giúp huyện ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy trong công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng – văn hóa, khoa giáo; biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của huyện ủy;

- Ủy Ban kiểm tra Huyện ủy: là cơ quan chuyên trách của Ban chấp hành Đảng bộ huyện; có chức năng tham mưu giúp huyện ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong toàn Đảng bộ huyện do Điều lệ Đảng quy định .

b). Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ các Đoàn thể của huyện bao gồm

- Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Mặt trận Tổ quốc có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huyện cũng là bộ phận của hệ thống chính trị; là tổ chức chính trị, xã hội; tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ; đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng

dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ: Động viên, tạo điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài tham gia vào các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới;Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng và phát triển; Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình. Mục đích: Hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.

- Hội Nông dân huyện là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc; cũng là bộ phận của hệ thống chính trị. Chức năng của Hội nông dân: Vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân Việt Nam. Nhiệm vụ của Hội Nông dân: -Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân; nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội; - Vận

động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; - Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, nâng cao số lượng, chất lượng hội viên. Xây dựng Tổ chức Hội vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; - Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hòa giải, gạt bỏ những định kiến, mâu thuẫn, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội. Các cấp Hội có chính kiến, chủ động đề xuất với Cấp ủy, chính quyền cùng cấp những chủ trương, biện pháp đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nông dân;- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng phát triển với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Hội Cựu chiến binh huyện là một đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính

quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của Cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.

Hội Cựu chiến binh có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp cấp uỷ Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước;

Hội Cựu chiến binh có nhiệm vụ: - Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động chống phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;- Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh; -Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ côngdân. Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở; - Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh; - Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách

mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ;- Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Liên Đoàn Lao động huyện ( gọi tắt là Công Đoàn huyện ): Vai trò, vị trí “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo về quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động địa phương: - Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; - Đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động trên địa bàn; -Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước. Tham gia với cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của công nhân viên chức lao động trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội của công nhân viên chức lao động trên địa bàn; -Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân viên chức lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp. Tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; - Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp cho công nhân viên chức lao động, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, quản lý nhà văn hoá công nhân, công đoàn;

tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng tư vấn pháp luật theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; -Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của Tỉnh uỷ, Thành uỷ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;- Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; xây dựng công đoàn cơ sở.

c). Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện

Thực hiện Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ban hành ngày 04/02/2008 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; theo đó Bộ máy tổ chức các phòng, ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch gồm có 12 cơ quan:

- Phòng Nội vụ; - Phòng Tư pháp;

- Phòng Tài chính - Kế hoạch; - Phòng Tài nguyên -Môi trường;

- Phòng Lao động – Thương binh và xã hội; - Phòng Văn hóa - Thông tin –Thể thao;

- Phòng Giáo dục và đào tạo; - Phòng Y Tế; - Thanh Tra huyện;

- Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân; - Phòng Kinh tế;

- Phòng Quản lý Đô thị.

Theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính Phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các phòng ban thuộc UBND huyện được quy định như sau:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 51 - 63)