Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 85 - 88)

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổ

2.3.1.Những thuận lợi và khó khăn

2.3.1.1. Thuận lợi

Thực hiện Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Nhơn Trạch lần thứ III, nhiệm kỳ 2005 – 2010 về đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo. Trong năm 2006 huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng đề án “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế – xã hội huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2010”. Đề án này đóng vai trò cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cấp huyện trước mắt cũng như những năm tiếp theo. Đề án đã đưa ra được kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, xã cụ thể từng chức danh, từng lớp học và thời gian học. Đặc biệt công tác đào tạo thời gian qua đã dần gắn với công tác quy hoạch cán bộ, khắc phục được tình trạng đào tạo tràn lan, thiếu căn cơ như trước đây. Đồng thời việc triển khai đề án đã thể hiện sự quan tâm của đội ngũ cán bộ, các cấp Ủy Đảng và Chính quyền của địa phương; tạo tâm lý ổn định cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị; bên cạnh đó nhiều cán bộ nhất là ở cấp xã đã tự đăng ký các lớp đại học, trung cấp chuyên ngành theo loại hình đào tạo từ xa, ngoài giờ hành chính…để tự nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ tốt nhiệm vụ được giao.

Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chức; nhất là đối với cấp xã do yêu cầu chuẩn hóa cán bộ theo Quyết định của Bộ Nội vụ và Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; tạo sự tác động tích cực tham gia học tập của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Đề án là căn cứ để Ban chỉ đạo tham mưu xây dựng kế hoạch và theo dõi thực hiện kế họach đào tạo hàng năm; UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã căn cứ quy định, rà soát lại những cán bộ, công chức chưa đủ chuẩn để quy hoạch đào tạo và bố trí, sắp xếp phù hợp; trên cơ sở đó, đề xuất huyện, tỉnh định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng để từng bước đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Bên cạnh kế hoạch đào tạo ngắn, dài hạn huyện còn đề ra biện pháp và lộ trình tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, trong đó quan tâm nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ, đảm bảo cho sự tiến bộ, bình đẳng giới.

Trong công tác tổ chức bộ máy, làm tốt việc quy hoạch cán bộ đi đôi với thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức và nâng cao năng lực quản lý của cán bộ trong công tác quản lý nhà nước. Tăng cường kỷ luật hành chính trên mọi phương diện trong hoạt động điều hành quản lý nhà nước. Cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị luôn thể hiện ý thức và tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện công việc, đồng thời tích cực, chủ động trong việc tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn.

UBND huyện kết hợp với các phòng ban thực hiện công khai và dân chủ trong viêc đề bạt, nâng lương, chuyển ngạch, cất nhắc và khen thưởng đối với cán bộ công chức đã đạt chuẩn hóa theo quy định.

2.3.1.2. Khó khăn

Đối với cấp xã, theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010; trong thời gian đầu xây dựng Đề án, tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm căn cứ để lập kế họach đưa đi đào tạo chủ yếu dựa trên Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định 6890/2004/QĐ-UBND ngày 30/12/2004 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành bản quy định thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kể từ thời điểm thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo Quyết định 69/2009/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; thì kế hoạch đào tạo đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn yêu cầu cao hơn trước đây của Đề án. Do vậy đối với đội ngũ cán bộ, công chức của huyện đã được đào tạo trước đây đạt về chuyên môn nhưng hiện nay yêu cầu tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn hoặc đào tạo bổ sung kiến thức quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị cho phù hợp với chức danh công tác; hơn nữa do các trường chưa mở nhiều khóa học và chỉ tiêu đi học cũng còn bị hạn

chế cũng gặp không ít khó khăn.

Đối với đội ngũ cán bộ cấp huyện đã đạt về chuyên môn nhưng có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ hoặc đào tạo bổ sung kiến thức quản lý Nhà nước, trình độ lý luận chính trị cho phù hợp chức danh công tác cũng gặp nhiều khó khăn do các Trường mở các lớp học chưa đáp ứng nhu cầu và chỉ tiêu phân bổ cử đi học còn bị hạn chế.

Huyện Nhơn Trạch đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, nhiệm vụ kinh tế, xã hội rất nặng nề, yêu cầu cầu các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã phải tập trung giải quyết; trong khi đó biên chế, định suất cán bộ, công chức được phân bổ có giới hạn; mỗi chức danh chuyên môn chỉ có 01 cán bộ đảm nhiệm theo chế độ chuyên viên; vì vậy công tác chiêu sinh, đào tạo cũng gặp nhiều khó khăn do các cơ quan, đơn vị, UBND các xã ngại cử cán bộ đi học vì thiếu cán bộ chuyên môn để xử lý công việc thường xuyên tại địa phương.

Do vậy đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu, chưa đáp ứng và bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội dẫn đến việc quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực chưa thật sự có hiệu quả. Cán bộ, công chức ở một số lĩnh vực chưa có đủ để đảm bảo khối lượng công việc phát sinh ngày càng lớn; có công chức phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau.

Tỷ lệ công chức có trình độ đạt chuẩn còn thấp nên chưa bắt kịp nhu cầu phát triển và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí cán bộ thiếu đồng bộ, còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu.

Trình độ ngoại ngữ và tin học ở một số cán bộ còn hạn chế; năng lực quản lý chưa thực sự đồng đều.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 85 - 88)