Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 96 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.5.4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề

- Đẩy mạnh việc đào tạo lại, bồi dƣỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo kế hoạch đã đƣợc xây dựng. Nội dung bồi dƣỡng chuẩn hóa giáo viên dạy nghề gồm:

+ Bồi dƣỡng đạt chuẩn hoá giáo viên về kỹ năng nghề. + Bồi dƣỡng đạt chuẩn trình độ tay nghề.

+ Bồi dƣỡng đạt chuẩn nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề.

- Thực hiện bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo định kỳ cho đội ngũ giáo viên về chính trị, đổi mới phƣơng pháp dạy nghề, kỹ năng dạy nghề, kỹ thuật, công nghệ mới, ngoại ngữ và tin học để nâng cao năng lực và chất lƣợng giảng dạy.

3.1.5.5. Nâng cao chất lượng quản lý, hoàn thiện các chế độ chính sách đối với giáo viên

- Kiện toàn công tác quản lý đội ngũ giáo viên theo hƣớng phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn và hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên.

- Xây dựng và hoàn thiện các chức danh giáo viên dạy nghề, chức danh công chức, viên chức quản lý dạy nghề các cấp; cụ thể hoá các tiêu chuẩn về nghiệp vụ công chức, viên chức làm công tác quản lý dạy nghề.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chế độ, chính sách cơ bản về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên một cách phù hợp.

- Xây dựng nhằm thu hút nghệ nhân, những ngƣời có kinh nghiệm và tay nghề cao trong sản xuất làm giáo viên dạy nghề.

3.1.5.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo giáo viên

- Trong các dự án hợp tác quốc tế về dạy nghề cần dành nguồn lực hợp lý cho đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên.

- Huy động mọi nguồn lực và tăng cƣờng hợp tác quốc tế để tạo điều kiện gửi đi đào tạo giáo viên dạy nghề ở nƣớc ngoài (chú ý ƣu tiên cho các ngành nghề trọng điểm).

3.2. Mối quan hệ giữa nhóm các nhóm biện pháp

Các biện pháp trên đƣợc xác lập từ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý TBDN của Hiệu trƣởng nhà trƣờng. Mỗi biện pháp đều có tính độc lập của nó, đồng thời có mối quan hệ hỗ trợ, tác động qua lại với các biện pháp khác tạo thành một chỉnh thể thống nhất theo mục tiêu đã định.

Mục tiêu quản lý đạt đƣợc không chỉ phụ thuộc vào việc xác lập các biện pháp mà còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện các biện pháp đó. Trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mỗi biện pháp sẽ có tác dụng khác nhau. Vì thế, các biện pháp trên phải đƣợc tổ chức một cách linh hoạt, đồng bộ, có hệ thống.

Trong các nhóm biện pháp trên, có thể xem nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDN và công tác quản lý TBDN là tiền đề, vì có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng, mà có hành động đúng thì mới đạt đƣợc kết quả nhƣ mục đích đã đề ra. Việc nhận thức đúng sẽ nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong quá trình quản lý TBDN đạt hiệu quả. Các nhóm biện pháp về quản lý trang bị, sử dụng, bảo quản là trọng tâm, chúng tác động lẫn nhau tạo nên hệ thống biện pháp quản lý TBDN đối với Hiệu trƣởng và các cấp quản lý trong nhà trƣờng. Tuy nhiên phải tuỳ theo công việc, con

ngƣời, hoàn cảnh, điều kiện thời gian mà ngƣời quản lý lựa chọn và kết hợp các biện pháp thích hợp để thực hiện tốt hơn công việc quản lý của mình.

Các biện pháp trên nếu đƣợc triển khai một cách đồng bộ, chắc chắn sẽ tạo đƣợc bƣớc chuyển biến cơ bản, có tính đột phá đối với việc quản lý TBDN tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.

Hình 3.1: Sơ đồ mối quan hê giữa các biện pháp

3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã nêu trên là điều không phải dễ, bởi việc quản lý TBDN là một công việc đòi hỏi sự đầu tƣ công sức, trí tuệ, vật chất tài chính không phải nhỏ. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm phối hợp đồng bộ của các cấp lãnh đạo, tập thể cán bộ, giáo viên và HS,SV trong nhà trƣờng.

Để tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo sát 32 cán bộ quản lý là các đồng chí

Quản lý TBDN

Biện pháp quản lý bảo quản, bảo

dƣỡng TBDN Biện pháp quản lý việc sử dụng TBDN Biện pháp nâng cao nhận thức Biện pháp hỗ trợ công tác quản lý Biện pháp quản lý đầu tƣ trang TBDN

trong Ban Giám Hiệu, các đồng chí là trƣởng, phó phòng khoa, 110 giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm (10 năm trở lên) tại trƣờng nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đã đề xuất. kết quả khảo sát cho các số liệu ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp TT Nội dung các nhóm biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về TBDN 50 100 0 0 0 0 46 92 4 8 0 0

2 Quản lý đầu tƣ trang bị

TBDN 50 100 0 0 0 0 50 100 0 0 0 0

3 Quản lý sử dụng

TBDN 46 92 4 8 0 0 42 84 8 16 0 0

4 Quản lý việc bảo quản,

bảo dƣỡng TBDN 44 88 3 6 3 6 20 40 30 60 0 0 5 Biện pháp hỗ trợ việc

quản lý TBDN 27 54 20 40 3 6 22 44 25 50 3 6

Từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng, các nhóm biện pháp đề xuất trên đây đƣợc đa số CBQL, giáo viên của trƣờng đánh giá là rất cấp thiết và rất khả thi. Tuy vậy cũng có 6% ý kiến cho rằng nhóm biện pháp thứ 4 và nhóm biện pháp thứ 5 là không cần thiết. Tìm hiểu qua trao đổi nhận thấy do những khó khăn cả khách quan và chủ quan của trƣờng về mặt bằng nhà xƣởng, một số cơ chế chính sách. Về tính khả thi của các nhóm biện pháp đã đƣa ra, đƣợc các đối tƣợng nhìn nhận, đánh giá có tính khả thi cao.

Qua các khảo sát cho thấy với 5 nhóm biện pháp nêu trên mà tác giả đã đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, hy vọng đây có thể là một tài liệu tham khảo giúp BGH, cán bộ quản lý TBDN nghiên cứu và áp dụng trong quá trình quản lý TBDN để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.

3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp

Mặc dù đã có sự thống nhất cao trong đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã nêu, song qua kết quả khảo nghiệm và sự trao đổi trực tiếp với các đồng chí cán bộ quản lý trong nhà trƣờng chúng tôi thấy rằng, quá trình triển khai thực hiện các biện pháp quản lý TBDN nói trên sẽ gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

3.3.2.1. Thuận lợi

- Đảng, Nhà nƣớc và các cấp, các ngành đã có những chủ trƣơng đúng đắn trong việc chăm lo cho sự nghiệp dạy nghề. Công tác xã hội hoá dạy nghề đã đƣợc triển khai có hiệu quả. Đó là những điều kiện thuận lợi để trƣờng có thể đẩy mạnh tiến độ xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, TBDN ngày càng đầy đủ, đồng bộ và hiện đại, phù hợp với yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Trƣờng luôn nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn; Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề trong việc đầu tƣ cơ sở vật chất và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trƣờng.

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo về trình độ chuyên môn ở các khoa của nhà trƣờng hiện nay rất cao, đây là điều kiện quan trọng để triển khai việc nghiên cứu và sử dụng các biện pháp có hiệu quả.

- Nhận thức về tầm quan trọng của TBDN đối với Cán bộ lãnh đạo, GV, HS,SV trong nhà trƣờng rất cao. TBDN đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng dạy và học của nhà trƣờng.

3.3.2.2. Khó khăn

- Vẫn còn một số cán bộ quản lý và giáo viên chƣa ý thức đƣợc đầy đủ tầm quan trọng về công tác quản lý TBDN, nhất là trong quản lý, sử dụng và bảo quản chƣa có tinh thần trách nhiệm cao, đôi khi có tính chất đối phó với công việc đƣợc giao. Đây là khó khăn trở ngại nhất trong việc triển khai thực hiện các biện pháp.

- Công tác đào tạo bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và giáo viên còn hạn chế về điều kiện thời gian, về kinh phí tổ chức.

Với những thuận lợi và những khó khăn đang tồn tại, nếu sớm khắc phục những tồn tại chắc chắn trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh sẽ trở thành một trung tâm đào tạo có chất lƣợng cao của tỉnh và khu vực trong thời gian tới, đáp ứng đƣợc nhu cầu nguồn nhân lực cao cho phát triển Kinh tế - xã hội của địa phƣơng và khu vực.

Kết luận chƣơng 3

Qua quá trình khảo sát thực tế, thu thập thông tin dữ liệu, phân tích và đánh giá, tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng để công tác quản lý TBDN đạt kết quả cao, nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, cần có một hệ thống các biện pháp tổng thể và đồng bộ. Song trong khuôn khổ, phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ đề xuất 5 biện pháp chủ yếu.

Các biện pháp đã đƣợc tiến hành khảo nghiệm thông qua lấy ý kiến của CBQL và GV của nhà trƣờng. Những biện pháp này là trọng tâm, quan trọng, cần đƣợc triển khai thực hiện một cách đồng bộ để đem lại kết quả tối ƣu nhất cho nhà trƣờng nhằm nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của tác giả về các biện pháp quản lý thiết bị dạy nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Trên cơ sở đề cƣơng nghiên cứu đã đƣợc hội đồng khoa học của khoa Tâm lý - Giáo dục Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên duyệt, luận văn đã bám sát các mục đích, yêu cầu, nội dung và đã hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra. Luận văn có ba phần: Mở đầu; Nội dung nghiên cứu; Kết luận và khuyến nghị. Phần nội dung đƣợc trình bày ba chƣơng. Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý TBDN; Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý TBDN tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh; Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý TBDN tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.

- Về lý luận

TBDN là một thành tố không thể thiếu đƣợc trong quá trình đào tạo nghề, nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và tiếp cận mục tiêu đào tạo nghề. TBDN không chỉ là phƣơng tiện giúp cho giáo viên thực hiện các ý đồ sƣ phạm mà nó còn chứa đựng nhiều nội dung kiến thức thông qua các quá trình nghiên cứu, thực hành và thực hiện các qui trình vận hành thiết bị trong lúc sử dụng, khai thác. Nó bao hàm lƣợng kiến thức cơ bản và môi trƣờng tốt nhất để ngƣời học có điều kiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo khi mới bắt tay vào nghề.

Qua nghiên cứu luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác quản lý TBDN tại nhà trƣờng.Các khái niệm cơ bản, nội dung quản lý TBDN, những nguyên tắc và yêu cầu của TBDN. Đây là những cơ sở quan trọng để khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý TBDN của nhà trƣờng trong thời gian đến.

- Về thực tiễn

Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy nghề, luận văn đã khảo sát, phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian qua. Thực tế cho thấy, công tác quản lý TBDN của nhà trƣờng còn nhiều bất cập, khó khăn, chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề của nhà trƣờng.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý TBDN, luận văn đã đề xuất các nhóm biện pháp để tăng cƣờng công tác quản lý TBDN tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đó là:

- Nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng TBDN và công tác quản lý TBDN.

- Nhóm các biện pháp quản lý việc đầu tƣ, trang bị TBDN. - Nhóm các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDN.

- Nhóm các biện pháp quản lý việc bảo quản, bảo dƣỡng TBDN. - Nhóm các biện pháp hỗ trợ việc quản lý TBDN.

Các nhóm biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, cần đƣợc tiến hành đồng bộ trong công tác quản lý TBDN tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi cao, có thể triển khai áp dụng vào trong quá trình quản lý của nhà trƣờng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh

- Ban Giám hiệu cần đƣa công tác quản lý TBDN trong trƣờng là công tác trọng tâm trong kế hoạch năm học.

- Trong tiêu chuẩn thi đua, khen thƣởng hàng năm phải xác định công tác quản lý TBDN là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học của từng cán bộ quản lý và giáo viên trong toàn trƣờng.

- Tiếp tục duy trì và phát huy tốt phong trào thi đua tự làm TBDN và đồ dùng dạy học hàng năm và xem xét xây dựng mức thƣởng xứng đáng để động viên phong trào.

- Thƣờng xuyên tổ chức các hội thảo các chuyên đề về công tác quản lý TBDN. - Xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học để triển khai các biện pháp quản lý TBDN, đảm bảo tính hệ thống, khả thi và đạt hiệu quả cao.

2.2. Đối với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

- Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách cho nhà trƣờng và mở rộng quan hệ quốc tế để thu hút sự đầu tƣ của các tổ chức quốc tế cho công tác đào tạo nghề nói chung và nhà trƣờng nói riêng.

- Cần nâng mức kinh phí đào tạo để tăng cao thời gian thực hành góp phần nâng cao chất lƣợng tay nghề cho HSSV trong thực hành.

- Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho nhà trƣờng và cho phép nhà trƣờng đƣợc tự chủ hơn nữa trong công tác đầu tƣ,mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

2.3. Đối với Bộ Lao động TB&XH, Tổng cục dạy nghề

- Bộ cần xây dựng một chiến lƣợc chung về công tác TBDN, ban hành hệ thống văn bản phù hợp với việc đầu tƣ TBDN, quan tâm đầu tƣ cho các trƣờng nghề còn gặp khó khăn để dần xoá bỏ chênh lệch về trình độ đào tạo trong cả nƣớc.

- Cần nhanh chóng ban hành đầy đủ chƣơng trình khung đối với các nghề trong danh mục nghề đào tạo, danh mục TBDN tối thiểu để các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng chƣơng trình theo quy định, đáp ứng nhu cầu ngƣời học và thị

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 96 - 117)