Những nguyên tắc

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 33 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Những nguyên tắc

1.5.1.1. Đảm bảo tính sư phạm

Thiết bị dạy nghề phải đảm bảo học sinh, sinh viên HS,SV tiếp thu đƣợc các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tƣơng xứng với chƣơng trình học, giúp giáo viên truyền đạt cho HS,SV kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề một cách thuận lợi, làm cho HS,SV phát triển khả năng nhận thức và tƣ duy logic.

Nội dụng và cấu tạo của thiết bị dạy nghề phải đảm bảo các đặc trƣng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sƣ phạm cơ bản.

Thiết bị dạy nghề phải phù hợp với nhiệm vụ sƣ phạm và phƣơng pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của HS,SV.

Thái độ và kỹ năng của giáo viên: Đây là một nhân tố rất quan trọng. trong nhiều phƣơng pháp dạy học, ngƣời giáo viên đóng vai trò hƣớng dẫn,

nhƣng dù thế nào vai trò của giáo viên vẫn có ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả cuối cùng của quá trình dạy học. Nếu ngƣời giáo viên không say sƣa với công việc, không toàn tâm, toàn ý vào việc chuẩn bị bài giảng trƣớc khi lên lớp và trong bài giảng. Thì dù cho thiết bị dạy nghề có hiện đại và thích hợp với nội dung dạy học thì hiệu quả của thiết bị dạy học cũng rất thấp. Nhƣ vậy khi chuẩn bị bài giảng, giáo viên cần chú ý đến các vấn đề sau:

Phải áp dụng các thiết bị dạy học một cách có hệ thống, đa dạng hóa hình thức của các thiết bị dạy học.

Khi chọn các thiết bị dạy học phải tìm hiểu kỹ nội dung của chúng và luôn phải xét đến khả năng áp dụng chúng một cách đồng bộ.

Cần phải tổ chức với những điều kiện nhất định để đẩy mạnh các hoạt động của HS,SV khi quan sát giáo viên giới thiệu thiết bị dạy nghề, đồng thời phải thƣờng xuyên kiểm tra các hoạt động đồng bộ của các em.

Các thiết bị dạy nghề chuyên ngành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức, trong đó mỗi loại thiết bị dạy học có vai trò, vị trí riêng về tính năng tác dụng.

Thiết bị dạy nghề phải thúc đẩy việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.

1.5.1.2. Đảm bảo tính kỹ thuật

Thiết bị dạy nghề phải chứa đựng trong nó những tri thức lý luận và thực tiễn, mặt khác nó là một trong các phƣơng tiện tất yếu để tìm ra các chân lý. Thiết bị dạy nghề dùng để chứng minh đƣợc sử dụng vào mục đích tìm ra hoặc chứng minh các hiện tƣợng, các quy luật tự nhiên và xã hội, nói chung là nó chứa đựng những thông tin khoa học trong việc truyền đạt những tri thức nhân loại từ ngƣời dạy đến ngƣời học. Thiết bị dạy nghề phục vụ thực hành đƣợc dùng để củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện tay nghề thực hành về kỹ năng, kỹ xảo cho ngƣời học.

Để đảm bảo cho thiết bị dạy nghề có thời gian làm việc lâu dài, giảm bớt các chi phí bảo dƣỡng và sữa chữa, cần tổ chức tốt chế độ làm việc tối ƣu cho

thiết bị, đồng thời với các biện pháp phục vụ kỹ thuật cần thiết. Chỉ có tổ chức sử dụng hợp lý và thực hiện đồng bộ các yêu cầu của quá trình phục vụ kỹ thuật mới cho thiết bị luôn ở trạng thái tốt, giảm bớt các hao tổn và chi phí do hỏng hóc của thiết bị dạy học phải đạt đƣợc các yêu cầu sau:

- Chất lƣợng vật liệu dùng để chế tạo TBDN phải đảm bảo tuổi thọ cao và độ bền nhất.

- Thiết bị dạy nghề phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật.

- Thiết bị dạy nghề phải có kết cấu thuận lợi cho việc bảo quản và chuyên chở.

- Thiết bị dạy nghề phải đảm bảo tất cả các yêu cầu của kỹ thuật an toàn trong khi sử dụng.

1.5.1.3. Đảm bảo tính kinh tế

Thiết bị dạy nghề phải giúp nâng cao mức độ kết quả quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, mặt khác việc sử dụng đúng mục đích, tận dụng công suất của TBDN không những mang lại chất lƣợng và hiệu quả giáo dục mà còn mang lại hiệu quả kinh tế giáo dục.

Các thiết bị dạy nghề có chất lƣợng tốt sẽ giảm bớt đƣợc chi phí tái đầu tƣ và sửa chữa, bảo dƣỡng. Ngoài ra TBDN cần đƣợc trang bị giống nhƣ các doanh nghiệp sản xuất, điều này sẽ là một trong những yếu tố để HS,SV tiếp cận kiến thức thực tế ngay từ khi HS,SV đang học nghề.

Các TBDN trong các cơ sở đào tạo nghề có thể tham gia quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đem lại lợi ích cho nhà trƣờng.

1.5.1.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ yêu cầu rất cần thiết trong mọi mặt của cuộc sống, nó đem đến cho con ngƣời một sự hứng thú trong tiếp nhận và hƣởng thụ. Trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng, tính thẩm mỹ cũng đƣợc thể hiện trong các TBDN, yêu cầu đó là bắt buộc để góp phần tạo nên sự hứng thú trong học tập của HS,SV, giúp họ nhanh chóng tiếp thu đƣợc bài giảng và thực hành đƣợc nhanh chóng thuần thục.

Thiết bị dạy nghề phải có tính thẩm mỹ cao và tỉ lệ giữa các đƣờng nét, hình khối phải cân xứng, Thiết bị dạy nghề phải làm cho giáo viên và HS,SV thích thú khi sử dụng, kích thích yêu nghề, yêu môn học, tạo cho họ sự nâng cao sự cảm thụ chân, thiện, mỹ.

1.5.2. Yêu cầu về quản lý TBDN trong nhà trường

TBDN trong các trƣờng dạy nghề hoàn toàn khác với các trƣờng phổ thông do đặc thù của các trƣờng dạy nghề là đào tạo học sinh, sinh viên thành những ngƣời thợ thực thụ làm ra sản phẩm phục vụ cuộc sống. Trong chƣơng trình đào tạo thời gian thực hành chiếm khoảng 70% đến 85% tổng số thời gian toàn khóa học, do đó TBDN đóng vai trò quyết định đến chất lƣợng tay nghề của HS, SV. Việc sử dụng TBDN trong các trƣờng nghề diễn ra liên tục với cƣờng độ cao, để có thể duy trì và phát huy đƣợc hiệu quả cao của TBDN cho giáo viên giảng dạy và học sinh, sinh viên thực tập thì yêu cầu về công tác quản lý TBDN trong trƣờng là rất cần thiết và phải đồng bộ từ Ban Giám hiệu đến phòng chuyên môn, các khoa, giáo viên và HS, SV.

1.5.2.1. Yêu cầu về trang bị

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng dạy nghề trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao, thì điều kiện đầu tiên mà ngƣời Hiệu trƣởng các trƣờng dạy nghề phải quan tâm là xây dựng kế hoạch trang bị những TBDN phải hiện đại và đồng bộ, đầu tƣ những TBDN phù hợp với nguồn kinh phí đƣợc cấp và dự kiến đƣợc những TBDN sẽ trang bị trong tƣơng lai phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế từng vùng miền cho hợp lý, tránh lãng phí. Hiệu trƣởng nhà trƣờng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, phân phối thiết bị dạy nghề theo đúng các quy định hiện hành của nhà nƣớc, phù hợp với chƣơng trình đào tạo.

Đảm bảo tính khoa học: Nghĩa là TBDN phải đảm bảo mức độ chính xác trong việc phản ánh hiện thực chân lý và các quy luật tự nhiên và xã hội.

Đảm bảo tính sƣ phạm: thiết bị dạy nghề phải phù hợp với các yêu cầu về mặt sƣ phạm nhƣ kích thƣớc, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý và sinh lý ngƣời học nghề.

Đảm bảo an toàn trong sử dụng: phải tránh đƣợc những sự cố rủi ro cho sức khỏe ngƣời học nghề và chính bản thân TBDN.

Đảm bảo đƣợc tính hiệu quả kinh tế: giá thành của TBDN phải tƣơng xứng với hiệu quả đào tạo và giá thành hợp lý.

1.5.2.2. Yêu cầu về sử dụng

Việc sử dụng TBDN đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích trong quá trình dạy học góp phần rất lớn trong công tác đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề. Vấn đề này đƣợc mô tả trong ba trƣờng hợp sau: GV thao tác mẫu - HS,SV thao tác theo từng động tác của GV; GV thao tác mẫu - HS,SV không thao tác đƣợc theo mẫu; GV thao tác mẫu - HS, SV lại thao tác theo ý của mình. Nhƣ vậy cùng một thao tác hƣớng dẫn sẽ có thể có ba kết quả thực hiện của HS,SV. Điều này cho chúng ta thấy rằng năng lực thực hiện của HS,SV phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sƣ phạm của GV.

Khả năng thực hành nghề bao gồm ba thành tố cơ bản có liên quan chặt chẽ với nhau là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Có sự phù hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ thì việc đào tạo nghề mới trở nên thuận lợi hơn trong quá trình dạy nghề. Ngoài việc sử dụng TBDN đúng lúc, đúng chỗ còn phải xét đến yếu tố ứng xử của ngƣời dạy và ngƣời học đối với thiết bị dạy nghề.

Theo các chuyên gia thì việc thực hành tay nghề đƣợc tiến hành ngay sau khi học xong phần lý thuyết. Học lý thuyết đến đâu thì thực hành ngay đến đó sẽ giúp HS,SV vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành; điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đào tạo theo mô đun hiện nay.

Căn cứ vào TBDN sẵn có mà GV thiết kế nội dung, phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tƣợng.

1.5.2.3. Yêu cầu về bảo quản

Trang bị và sử dụng thiết bị dạy nghề trong các trƣờng dạy nghề là quan trọng, nhƣng để các thiết bị đó sử dụng đƣợc lâu dài, tiết kiệm đƣợc kinh phí mua sắm, thì yêu cầu về bảo quản thiết bị dạy nghề là rất cần thiết, ngƣời hiệu trƣởng phải xây dựng đƣợc nội dung cụ thể về công tác bảo quản thiết bị dựa vào chức năng quản lý.

Lập kế hoạch bảo quản thiết bị:

- Căn cứ vào kế hoạch sử dụng thiết bị dạy nghề trong từng học kỳ để xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dƣỡng duy tu thiết bị dạy nghề.

- Có kế hoạch bảo quản, bảo dƣỡng đột xuất và định kỳ theo chu kỳ làm việc của thiết bị dạy nghề.

- Có kế hoạch bố trí kinh phí để mua vật tƣ, phụ tùng thay thế phục vụ cho công tác bảo quản, bảo dƣỡng thiết bị dạy nghề.

Tổ chức và chỉ đạo việc bảo dưỡng thiết bị dạy nghề:

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện là khâu có tính chất quyết định trong công việc triển khai kế hoạch quản.

Tổ chức và chỉ đạo về trang bị các dụng cụ bảo quản TBDN theo từng chủng loại, đặc thù riêng của từng ngành, từng nghề.

Tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng đội ngũ giáo viên và HS, SV trực tiếp bảo quản TBDN ở từng khoa, từng bộ môn.

Kiểm tra việc bảo quản TBDN:

Tổ chức kiểm tra đột xuất và định kỳ để chấn chỉnh kịp thời những TBDN hƣ hỏng để thay thế và sửa chữa kịp thời.

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý TBND, tác giả đã làm rõ đƣợc các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, TBDN. Tác giả đã xác định đƣợc những nguyên tắc, yêu cầu của TBDN trong nhà trƣờng, đồng thời xác định đƣợc nội dung quản lý TBDN. Đây là cơ sở lý luận cơ bản, cần thiết cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý TBDN cũng nhƣ đề suất những biện pháp quản lý TBDN trong nhà trƣờng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG BẮC NINH 2.1. Tình hình phát triển KT-XH tỉnh bắc ninh

2.1.1. Đặc điểm về tình hình địa lý dân cư

Bắc Ninh là một tỉnh đƣợc tách ra từ tỉnh Hà Bắc vào năm 1997, Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 82,271.2 km2, dân số 1.038.299 ngƣời (là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam). Về mặt hành chính, tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 17 phƣờng, 6 thị trấn, 102 xã. Về vị trí địa lý, thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía Nam giáp tỉnh Hƣng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tỉnh Bắc Ninh đã có hệ thống các cơ sở đào tạo với quy mô lớn. Tính đến năm 2014 cả tỉnh có 14 trƣờng đại học, 12 trƣờng cao đẳng, 12 trƣờng trung cấp và 18 trung tâm đào tạo. Trong đó các cơ sở dạy nghề là 17 gồm: 4 trƣờng Cao đẳng nghề, 5 trƣờng Trung cấp nghề và 8 trung tâm dạy nghề. Lĩnh vực đào tạo nghề rất da dạng nhƣ: Nông nghiệp, Cơ khí, điện, điển tử, xây dựng, công nghệ thông tin, kế toán... Tuy nhiên chất lƣợng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, học sinh, sinh viên ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc vị trí làm việc của các nhà máy, doanh nghiệp. Mặt khác, phần lớn các cơ sở đào tạo nghề đều đào tạo theo khả năng của cơ sở mình mà ít lƣu ý đến nhu cầu của thị trƣờng về nguồn nhân lực đƣợc đào tạo. Điều này gây ra tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” trong cung ứng và sử dụng nguồn nhân lực.

Chất lƣợng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề; Tổ chức và quản lý bộ máy; Hoạt động dạy và học; Giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; Chƣơng trình và giáo trình; Thƣ viện; Cơ sở vật chất thiết bị dạy học; Quản lý tài chính và Các dịch vụ cho ngƣời học.

Tuy nhiên đầu ra của học sinh học nghề là kỹ năng nghề có đƣợc khóa học. Để có đƣợc kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, thì trong quá trình đào tạo, cơ sở dạy nghề có đủ trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập. Có thể ví: Chƣơng trình dạy nghề là máu, đội ngũ giáo viên là thịt còn cơ sở vật chất, thiết bị là xƣơng. Nói nhƣ vậy để thấy đƣợc tầm quan trọng của các yếu tố này.

Bảng 2.1. Thống kê đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh năm 2010

STT Tên đơn vị Số xã, phƣờng Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) 1 TP Bắc Ninh 19 82,6 168.236 2.037 2 TX Từ Sơn 12 61,3 143.105 2.333

3 Huyện Yên Phong 14 96,9 128.603 1.328

4 Huyện Quế võ 21 154,8 136.578 882

5 Huyện Tiên Du 14 95,7 126.326 1.320

6 Huyện Thuận Thành 18 117,9 146.563 1.243

7 Huyện Gia Bình 14 107,8 92.238 856

8 Huyện Lƣơng Tài 14 105.7 96.580 914

Tổng cộng 126 82.271,2 1.038.299

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh (2010)

2.1.2. Đặc điểm về dân cư - kinh tế - văn hóa - xã hội

Kể từ ngày tái lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thông cách mạng, năng động, sáng tạo để thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

Dân cƣ - lao động:

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc ninh có 1.038.229 ngƣời. Trong đó dân cƣ nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hƣớng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động.

Tăng trƣởng kinh tế:

Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 33 - 117)