8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng về quản lý TBDN tại Trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện và
xây dựng Bắc Ninh
2.4.1. Vai trò quản lý của Hiệu trưởng đối với thiết bị dạy nghề
Việc quản lý của Hiệu trƣởng thông qua lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động trang bị, mua sắm, sử dụng và bảo quản các TBDN. Trong Quản lý các hoạt động của nhà trƣờng nói chung, Hiệu trƣởng rất quan tâm đến hoạt động quản lý TBDN của các khoa, tổ bộ môn.
- Qua khảo sát về việc lập kế hoạch quản lý của hiệu trƣởng ở bảng 2.13 đã cho thấy đa số CBQL và GV đều đánh giá đúng tầm quan trọng trong việc lập kế hoạch quản lý của Hiệu trƣởng, đã có 91,3% CBQL và 79% GV đánh giá công tác lập kế hoạch của hiệu trƣởng là khá, tốt. Mỗi khi họ ý thức đƣợc công tác quản lý của hiệu trƣởng thì cũng sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Bảng 2.13. Khảo sát công tác lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy nghề Mức độ Đối tƣợng Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 11 34 19 60 2 6 0 0 32 Giáo viên 28 25,5 74 67,2 8 7,3 0 0 110
- Thông qua việc lập kế hoạch, hiệu trƣởng tổ chức, chỉ đạo công tác QL của mình đến các bộ phận chức năng thực hiện theo chuyên môn.
Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:
Yếu Trung bình Khá Tốt CBQL 0 6 60 34 Giáo viên 0 7.3 67.2 25.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Trong quản lý thì việc kiểm tra đánh giá là một trong những khâu rất quan trọng của nhà quản lý. Điều này cho thấy rằng vai trò quản lý của hiệu trƣởng trong việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng thực hiện là rất quan trọng, đây là một trong những nội dung quản lý quan trọng mà sẽ đề cập ở chƣơng 3.
2.4.2. Thực trạng về quản lý công tác trang bị thiết bị dạy nghề
Nhƣ đã nêu ở mục 2.3, TBDN ở trƣờng đƣợc đầu tƣ từ nhiều nguồn vốn. Qua khảo sát bằng cách trao đổi, khảo sát hồ sơ ở trƣờng nhận thấy quy trình nhƣ sau:
- Lập hồ sơ nhu cầu của các khoa, bộ môn về thiết bị cần thiết.
- Phòng Quản trị đời sống, Phòng Đào tạo cùng tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch trang bị.
- Trình Hiệu trƣởng phê duyệt - Tổ chức trang bị, đầu tƣ TBDN.
- Tiếp nhận thiết bị, chuyển giao công nghệ, bàn giao TBDN cho các khoa chuyên môn quản lý và sử dụng.
Tuy nhiên việc quản lý trang bị TBDN của nhà trƣờng hiện nay còn những bất cập về công tác lập kế hoạch trang bị (kinh phí đầu tƣ phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc). Riêng về số lƣợng TBDN cần trang bị theo nhu cầu thực tiễn của nhà trƣờng qua khảo sát cho kết quả nhƣ sau.
Bảng 2.14. Khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng thiết bị dạy nghề Mức độ
Đối tƣợng
Rất đầy đủ Đầy đủ Thiếu ít Thiếu nhiều
Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 0 0 6 19 24 75 2 6 32 Giáo viên 0 0 24 22 79 72 7 6 110
Qua kết quả khảo sát thực trạng ở (bảng 2-14) cho thấy mức độ đáp ứng TBDN tại trƣờng là tƣơng đối đầy đủ và đáp ứng đƣợc nhu cầu giảng dạy và thực tập tay nghề cho HS, SV. Theo đánh giá của giáo viên trực tiếp giảng dạy
đánh giá chỉ có 6% là thiếu nhiều. Vậy có thể kết luận thực trạng trang bị TBDN đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập tại nhà trƣờng.
Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:
Thiếu nhiều Thiếu ít Đầy đủ Rất đầy đủ
CBQL 6 75 19 0 Giáo viên 6 72 22 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Hình 2.9. Biểu đồ khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng thiết bị dạy nghề 2.4.3. Thực trạng về quản lý sử dụng TBDN
Tìm hiểu về quản lý sử dụng TBDN tại trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh, qua nguồn thông tin của trƣờng cho thấy: Đầu năm học nhà trƣờng tiến hành lập kế hoạch quản lý sử dụng; tổ chức triển khai, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sử dụng và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch sử dụng. Định kỳ giữa năm học, nhà trƣờng tổ chức sơ kết công tác quản lý sử dụng TBDN. Cuối mỗi năm học tổng kết đánh giá, điều chỉnh để hoàn thiện công tác quản lý TBDN cho năm học tiếp theo.
Trong các trƣờng Cao đẳng nghề hiệu quả đạt đƣợc sau đào tạo là chất lƣợng HS, SV khi ra trƣờng có việc làm và có thu nhập cao ở các công ty, với chƣơng trình đào tạo hiện nay thực hành nghể bắt buộc từ 70- 85% trên tổng quỹ thời gian học tập tại trƣờng. Vì vậy việc quản lý sử dụng TBDN trong nhà trƣờng đƣợc phản ánh rõ nét nhất qua mức độ sử dụng của giáo viên và HS,SV. Kết quả khảo sát ở 110 giáo viên và 300 HS,SV tại trƣờng đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ sử dụng TBDN ở các khoa chuyên môn Mức độ
Đối tƣợng
Rất cao cao Trung bình Thấp
Tổng số Số lƣơng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 12 38 18 56 2 6 0 0 32 Giáo viên 34 31 68 62 8 7 0 0 110 HS, SV 189 63 94 31 17 6 0 0 300
Qua khảo sát, cho thấy có 94% CBQL nhà trƣờng đánh giá cao mức độ sử dụng TBDN ở các khoa nghề. Trong 110 GV khảo sát điều tra họ đều là các GV trực tiếp giảng dạy thực hành tại các xƣởng, Có 31% nhận xét mức độ sử dụng TBDN rất cao, 62% sử dụng cao. Tuy nhiên vẫn có những nhận xét đánh giá là trung bình, đây là thực tế tồn tại ở một số trƣờng dạy nghề, vì một số GV mới ra trƣờng kinh nghiệm thực tế còn ít, số GV mới về trƣờng cần phải có một thời gian nhất định để rèn luyện thêm và bổ sung những kỹ năng nghề mà ở bậc đại học chƣa đáp ứng đƣợc. Do đó khi lập kế hoạch các khoa chuyên môn bố trí các GV có kinh nghiệm hỗ trợ các GV mới. Đối với HS,SV học nghề thì việc tiếp cận các máy móc trong quá trình đào tạo nghề là một việc làm cần phải có quá trình, từ khi chƣa biết gì đến khi vận hành thành thạo thiết bị dạy nghề. Đào tạo nghề theo mô đun thì việc thực hành trên TBDN là chủ yếu. Việc sử dụng, vận hành trên thiết bị dạy nghề đƣợc các HS,SV đánh giá chủ yếu trên hai mức độ là khá cao (63%) và mức độ cao (31%), 6% trung bình. Điều đó phản ánh rất trung thực và khách quan về công tác sử dụng TBDN vào công tác dạy nghề.
Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:
Thấp Trung bình Cao Rất cao
CBQL 0 6 56 38 Giáo viên 0 7 62 31 Học sinh 0 6 31 63 0 10 20 30 40 50 60 70
Sử dụng thiết bị dạy nghề vào giảng dạy đƣợc dùng nhiều nhất ở phần thực hành nghề. Điều này chứng tỏ rằng vai trò thực hành trong trƣờng Cao đẳng nghề nói chung là rất quan trọng trong đào tạo nghề. Thực tế đã chứng minh HS, SV của trƣờng đƣợc các doanh nghiệp trên địa bàn đánh giá rất cao về tay nghề.
Công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, thông qua việc kiểm tra để đánh giá mức độ sử dụng thiết bị của các khoa chuyên môn để có kế hoạch bổ sung TBDN.
Qua khảo sát lấy ý kiến từ cán bộ quản lý và giáo viên đang dạy thực hành chúng tôi đƣợc kết quả ở bảng 2.16 nhƣ sau:
Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy nghề ở các khoa Mức độ Đối tƣợng Rất tốt Tốt Khá Trung bình Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 10 31 22 69 0 0 0 0 32 Giáo viên 42 38 63 57 5 5 0 0 110
Kết quả cho thấy 100% cán bộ quản lý và 95% giáo viên đánh giá hiệu quả sử dụng TBDN là cao, chỉ có 5% giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình. Với kết quả này, có thể thấy đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng thông qua TBDN tay nghề đƣợc nâng lên theo thời gian, kết quả rèn luyện của tay nghề của HS, SV ngày một chất lƣợng.
Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:
Trung bình Khá Tốt Rất tốt CBQL 0 0 69 31 Giáo viên 0 5 57 38 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Để phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy nghề trong giai đoạn hiện nay trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh đã quan tâm rất nhiều về công tác Quản lý thiết bị dạy nghề, tăng cƣờng tập huấn cho CB, GV về sử dụng và tạo điều kiện cho CB, GV, HS, SV sử dụng thiết bị dạy nghề trong tất cả các giờ học tập. Đối với một số máy móc hiện đại, nhà trƣờng đã xây dựng quy chế sử dụng cụ thể để GV và HS, SV thực hiện theo đúng quy trình - quy phạm.
2.4.4. Thực trạng quản lý về bảo quản TBDN
Việc quản lý thiết bị dạy nghề trong nhà trƣờng đƣợc giao cho bộ phận chuyên môn của phòng Quản trị Đời sống đảm nhận, đây là bộ phận đầu mối trong quản lý TBDN của lãnh đạo trƣờng.
Hàng năm vào cuối các học kỳ các khoa xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng TBDN ở khoa mình, phòng Quản trị Đời sống tổ chức lập kế hoạch chung của toàn trƣờng, đề xuất Ban Giám hiệu tiến hành kiểm kê các trang thiết bị đã trang bị nhằm đánh giá chất lƣợng của thiết bị, qua đó đề xuất Ban Giám hiệu phƣơng án sửa chữa, bảo dƣỡng, thanh lý và mua sắm bổ sung.
Đối với việc bảo dƣỡng, sửa chữa nhỏ do GV và HS, SV ở các khoa chuyên môn thực hiện trong quá trình đào tạo, việc sửa chữa lớn thì phòng Quản trị Đời sống đảm nhận theo kế hoạch chung của nhà trƣờng.
Để quản lý việc bảo quản, bảo dƣỡng TBDN, nhà trƣờng luôn thực hiện kế hoạch hóa việc quản lý bảo quản, bảo dƣỡng, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dƣỡng.
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ bảo dƣỡng TBDN ở các khoa chuyên môn Mức độ Đối tƣợng Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 0 0 23 72 9 28 0 0 32 Giáo viên 21 19 78 71 11 10 0 0 110 HS, SV 165 55 129 43 6 2 0 0 300
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy đa số cán bộ giáo viên, HS, SV của trƣờng đều có ý thức bảo quản TBDN, tuy nhiên vẫn có một số ít HS, SV chƣa có ý thức và tinh thần trách nhiệm sử dụng và bảo quản TBDN trong nhà trƣờng. Có 72% CBQL và 71% GV đánh giá mức độ bảo dƣỡng các thiết bị dạy nghề là khá. Đó là một thực tế của GV trong các trƣờng nghề là việc bảo dƣỡng các máy móc thiết bị phải là việc làm thƣờng xuyên. Hầu hết các kế hoạch bảo dƣỡng thiết bị đƣợc thực hiện do sự chủ động của các khoa chuyên môn chỉ đạo GV và HS,SV thực hiện trong quá trình đào tạo. Trong quá trình thực hiện phòng chức năng, khoa chuyên môn có sự phối hợp về chuyên môn để cùng nhau hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng nhƣ các điều kiện phƣơng tiện khác. Tuy nhiên các đối tƣợng điều tra cho rằng việc bảo dƣỡng thiết bị dạy nghề ở mức độ khá, điều đó cho thấy sự tổ chức chỉ đạo của một số khoa trong việc làm này là chƣa cao, chƣa thƣờng xuyên. Một số GV có tâm lý ngại sửa chữa, bảo dƣỡng vì tính tự giác chƣa cao hoặc một số GV giao cho HS, SV thực hiện nhƣng thiếu việc kiểm tra chất lƣợng. Điều này thƣờng thấy ở các TBDN đã hết thời hạn sử dụng và chuẩn bị thanh lý.
Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:
Yếu Trung bình Khá Tốt CBQL 0 28 72 0 Giáo viên 0 2 43 55 Học sinh 2 2 3 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Tuy nhiên vẫn tồn tại ở một số TBDN tuy còn mới nhƣng không thể sử dụng đƣợc vì đã bị hƣ hỏng. Nguyên nhân là việc sử dụng TBDN không đúng quy trình dẫn đến hƣ hỏng, thiếu bảo dƣỡng, hao mòn trong quá trình thực hành, một số thiết bị dạy nghề nhập về đơn chiếc nên thiếu linh kiện thay thế. Một số thiết bị dạy nghề hƣ hỏng do ý thức sử dụng của một số HS, SV chƣa cao và thiếu sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Nhƣ đã phân tích ở trên. Đối với một TBDN khi GV giao cho HS, SV thực hành mà thiếu kiểm tra cẩn thận trƣớc khi vận hành thì sẽ dẫn đến hậu quả là hƣ hỏng do ngƣời vận hành, lắp đặt. Cho nên việc rèn luyện cho HS, SV tính kiên trì, cẩn thận trong nghề là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng sƣ phạm của mỗi GV và môi trƣờng sƣ phạm trong nhà trƣờng. Qua phỏng vấn CBQL và GV có kinh nghiệm cho thấy rằng, GV nào quan tâm hƣớng dẫn cụ thể quy trình - quy phạm cho HS, SV và kiểm tra thƣờng xuyên các thao tác của HS,SV thì mức độ hƣ hỏng thiết bị là rất ít, qua đó HS, SV có thái độ học tập đúng đắn. Mức độ hƣ hỏng thiết bị chủ yếu do các HS, SV có học yếu, ý thức thực hành chƣa cao, tỷ lệ thiết bị hƣ hỏng thƣờng xảy ra đối với các lớp HS, SV mới xuống thực tập ở học kỳ đầu tiên, vì kỹ năng của các em chƣa thành thạo, tính cẩn thận chƣa hình thành ngay đƣợc, đối với lớp học năm thứ hai thì mức độ này ít hơn.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Ưu điểm và thuận lợi trong công tác quản lý TBDN tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian qua
Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh là một trong những trƣờng đƣợc đầu tƣ trang thiết bị dạy nghề tƣơng đối lớn từ nguồn vốn nhà nƣớc và vốn tự có của nhà trƣờng. Nhiều xƣởng thực hành đƣợc trang bị máy móc hiện đại bậc nhất khu vực trong khối dạy nghề. Trƣờng cũng là một trong những trƣờng đƣợc đầu tƣ trọng điểm quốc gia. Nhà trƣờng luôn tập trung mọi nguồn lực có thể để đầu tƣ cho việc mua sắm trang thiết bị dạy nghề,
nhiều trang thiết bị mới hiện đại đã đƣợc đầu tƣ cho các xƣởng, phòng học chuyên môn hóa, quy trình dạy nghề theo mô đun tích hợp,... Đặc biệt là đội ngũ CB, GV. Lực lƣợng quyết định đến chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng cũng đƣợc quan tâm. Hàng năm trƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho CB, GV có điều kiện để tham quan học tập, bồi dƣỡng chuyên môn. Đặc biệt cán bộ QL, giáo viên đã nhận thức đƣợc vị trí, vai trò nhiệm vụ của mình về QL và sử dụng TBDN trong nhà trƣờng để đi sâu vào lĩnh vực đào tạo nghề cho các thế hệ HS, SV. Hầu hết các GV có ý thức trách nhiệm cao trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy nghề, phong trào làm mô hình, thiết bị dạy nghề ở trƣờng đƣợc quan tâm.
Công tác quản lý TBDN của hiệu trƣởng trong thời gian qua có hiệu quả tƣơng đối tốt đã góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
Bảng 2.18. Lập kế hoạch quản lý TBDN Mức độ Đối tƣợng Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 9 28 20 63 3 9 0 0 32 Giáo viên 22 20 67 61 21 19 0 0 110