Đảm bảo tính thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 35 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ yêu cầu rất cần thiết trong mọi mặt của cuộc sống, nó đem đến cho con ngƣời một sự hứng thú trong tiếp nhận và hƣởng thụ. Trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng, tính thẩm mỹ cũng đƣợc thể hiện trong các TBDN, yêu cầu đó là bắt buộc để góp phần tạo nên sự hứng thú trong học tập của HS,SV, giúp họ nhanh chóng tiếp thu đƣợc bài giảng và thực hành đƣợc nhanh chóng thuần thục.

Thiết bị dạy nghề phải có tính thẩm mỹ cao và tỉ lệ giữa các đƣờng nét, hình khối phải cân xứng, Thiết bị dạy nghề phải làm cho giáo viên và HS,SV thích thú khi sử dụng, kích thích yêu nghề, yêu môn học, tạo cho họ sự nâng cao sự cảm thụ chân, thiện, mỹ.

1.5.2. Yêu cầu về quản lý TBDN trong nhà trường

TBDN trong các trƣờng dạy nghề hoàn toàn khác với các trƣờng phổ thông do đặc thù của các trƣờng dạy nghề là đào tạo học sinh, sinh viên thành những ngƣời thợ thực thụ làm ra sản phẩm phục vụ cuộc sống. Trong chƣơng trình đào tạo thời gian thực hành chiếm khoảng 70% đến 85% tổng số thời gian toàn khóa học, do đó TBDN đóng vai trò quyết định đến chất lƣợng tay nghề của HS, SV. Việc sử dụng TBDN trong các trƣờng nghề diễn ra liên tục với cƣờng độ cao, để có thể duy trì và phát huy đƣợc hiệu quả cao của TBDN cho giáo viên giảng dạy và học sinh, sinh viên thực tập thì yêu cầu về công tác quản lý TBDN trong trƣờng là rất cần thiết và phải đồng bộ từ Ban Giám hiệu đến phòng chuyên môn, các khoa, giáo viên và HS, SV.

1.5.2.1. Yêu cầu về trang bị

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng dạy nghề trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao, thì điều kiện đầu tiên mà ngƣời Hiệu trƣởng các trƣờng dạy nghề phải quan tâm là xây dựng kế hoạch trang bị những TBDN phải hiện đại và đồng bộ, đầu tƣ những TBDN phù hợp với nguồn kinh phí đƣợc cấp và dự kiến đƣợc những TBDN sẽ trang bị trong tƣơng lai phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế từng vùng miền cho hợp lý, tránh lãng phí. Hiệu trƣởng nhà trƣờng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, phân phối thiết bị dạy nghề theo đúng các quy định hiện hành của nhà nƣớc, phù hợp với chƣơng trình đào tạo.

Đảm bảo tính khoa học: Nghĩa là TBDN phải đảm bảo mức độ chính xác trong việc phản ánh hiện thực chân lý và các quy luật tự nhiên và xã hội.

Đảm bảo tính sƣ phạm: thiết bị dạy nghề phải phù hợp với các yêu cầu về mặt sƣ phạm nhƣ kích thƣớc, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý và sinh lý ngƣời học nghề.

Đảm bảo an toàn trong sử dụng: phải tránh đƣợc những sự cố rủi ro cho sức khỏe ngƣời học nghề và chính bản thân TBDN.

Đảm bảo đƣợc tính hiệu quả kinh tế: giá thành của TBDN phải tƣơng xứng với hiệu quả đào tạo và giá thành hợp lý.

1.5.2.2. Yêu cầu về sử dụng

Việc sử dụng TBDN đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích trong quá trình dạy học góp phần rất lớn trong công tác đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề. Vấn đề này đƣợc mô tả trong ba trƣờng hợp sau: GV thao tác mẫu - HS,SV thao tác theo từng động tác của GV; GV thao tác mẫu - HS,SV không thao tác đƣợc theo mẫu; GV thao tác mẫu - HS, SV lại thao tác theo ý của mình. Nhƣ vậy cùng một thao tác hƣớng dẫn sẽ có thể có ba kết quả thực hiện của HS,SV. Điều này cho chúng ta thấy rằng năng lực thực hiện của HS,SV phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sƣ phạm của GV.

Khả năng thực hành nghề bao gồm ba thành tố cơ bản có liên quan chặt chẽ với nhau là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Có sự phù hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ thì việc đào tạo nghề mới trở nên thuận lợi hơn trong quá trình dạy nghề. Ngoài việc sử dụng TBDN đúng lúc, đúng chỗ còn phải xét đến yếu tố ứng xử của ngƣời dạy và ngƣời học đối với thiết bị dạy nghề.

Theo các chuyên gia thì việc thực hành tay nghề đƣợc tiến hành ngay sau khi học xong phần lý thuyết. Học lý thuyết đến đâu thì thực hành ngay đến đó sẽ giúp HS,SV vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành; điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đào tạo theo mô đun hiện nay.

Căn cứ vào TBDN sẵn có mà GV thiết kế nội dung, phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tƣợng.

1.5.2.3. Yêu cầu về bảo quản

Trang bị và sử dụng thiết bị dạy nghề trong các trƣờng dạy nghề là quan trọng, nhƣng để các thiết bị đó sử dụng đƣợc lâu dài, tiết kiệm đƣợc kinh phí mua sắm, thì yêu cầu về bảo quản thiết bị dạy nghề là rất cần thiết, ngƣời hiệu trƣởng phải xây dựng đƣợc nội dung cụ thể về công tác bảo quản thiết bị dựa vào chức năng quản lý.

Lập kế hoạch bảo quản thiết bị:

- Căn cứ vào kế hoạch sử dụng thiết bị dạy nghề trong từng học kỳ để xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dƣỡng duy tu thiết bị dạy nghề.

- Có kế hoạch bảo quản, bảo dƣỡng đột xuất và định kỳ theo chu kỳ làm việc của thiết bị dạy nghề.

- Có kế hoạch bố trí kinh phí để mua vật tƣ, phụ tùng thay thế phục vụ cho công tác bảo quản, bảo dƣỡng thiết bị dạy nghề.

Tổ chức và chỉ đạo việc bảo dưỡng thiết bị dạy nghề:

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện là khâu có tính chất quyết định trong công việc triển khai kế hoạch quản.

Tổ chức và chỉ đạo về trang bị các dụng cụ bảo quản TBDN theo từng chủng loại, đặc thù riêng của từng ngành, từng nghề.

Tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng đội ngũ giáo viên và HS, SV trực tiếp bảo quản TBDN ở từng khoa, từng bộ môn.

Kiểm tra việc bảo quản TBDN:

Tổ chức kiểm tra đột xuất và định kỳ để chấn chỉnh kịp thời những TBDN hƣ hỏng để thay thế và sửa chữa kịp thời.

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý TBND, tác giả đã làm rõ đƣợc các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, TBDN. Tác giả đã xác định đƣợc những nguyên tắc, yêu cầu của TBDN trong nhà trƣờng, đồng thời xác định đƣợc nội dung quản lý TBDN. Đây là cơ sở lý luận cơ bản, cần thiết cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý TBDN cũng nhƣ đề suất những biện pháp quản lý TBDN trong nhà trƣờng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG BẮC NINH 2.1. Tình hình phát triển KT-XH tỉnh bắc ninh

2.1.1. Đặc điểm về tình hình địa lý dân cư

Bắc Ninh là một tỉnh đƣợc tách ra từ tỉnh Hà Bắc vào năm 1997, Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 82,271.2 km2, dân số 1.038.299 ngƣời (là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam). Về mặt hành chính, tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 17 phƣờng, 6 thị trấn, 102 xã. Về vị trí địa lý, thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía Nam giáp tỉnh Hƣng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tỉnh Bắc Ninh đã có hệ thống các cơ sở đào tạo với quy mô lớn. Tính đến năm 2014 cả tỉnh có 14 trƣờng đại học, 12 trƣờng cao đẳng, 12 trƣờng trung cấp và 18 trung tâm đào tạo. Trong đó các cơ sở dạy nghề là 17 gồm: 4 trƣờng Cao đẳng nghề, 5 trƣờng Trung cấp nghề và 8 trung tâm dạy nghề. Lĩnh vực đào tạo nghề rất da dạng nhƣ: Nông nghiệp, Cơ khí, điện, điển tử, xây dựng, công nghệ thông tin, kế toán... Tuy nhiên chất lƣợng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, học sinh, sinh viên ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc vị trí làm việc của các nhà máy, doanh nghiệp. Mặt khác, phần lớn các cơ sở đào tạo nghề đều đào tạo theo khả năng của cơ sở mình mà ít lƣu ý đến nhu cầu của thị trƣờng về nguồn nhân lực đƣợc đào tạo. Điều này gây ra tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” trong cung ứng và sử dụng nguồn nhân lực.

Chất lƣợng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề; Tổ chức và quản lý bộ máy; Hoạt động dạy và học; Giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; Chƣơng trình và giáo trình; Thƣ viện; Cơ sở vật chất thiết bị dạy học; Quản lý tài chính và Các dịch vụ cho ngƣời học.

Tuy nhiên đầu ra của học sinh học nghề là kỹ năng nghề có đƣợc khóa học. Để có đƣợc kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, thì trong quá trình đào tạo, cơ sở dạy nghề có đủ trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập. Có thể ví: Chƣơng trình dạy nghề là máu, đội ngũ giáo viên là thịt còn cơ sở vật chất, thiết bị là xƣơng. Nói nhƣ vậy để thấy đƣợc tầm quan trọng của các yếu tố này.

Bảng 2.1. Thống kê đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh năm 2010

STT Tên đơn vị Số xã, phƣờng Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) 1 TP Bắc Ninh 19 82,6 168.236 2.037 2 TX Từ Sơn 12 61,3 143.105 2.333

3 Huyện Yên Phong 14 96,9 128.603 1.328

4 Huyện Quế võ 21 154,8 136.578 882

5 Huyện Tiên Du 14 95,7 126.326 1.320

6 Huyện Thuận Thành 18 117,9 146.563 1.243

7 Huyện Gia Bình 14 107,8 92.238 856

8 Huyện Lƣơng Tài 14 105.7 96.580 914

Tổng cộng 126 82.271,2 1.038.299

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh (2010)

2.1.2. Đặc điểm về dân cư - kinh tế - văn hóa - xã hội

Kể từ ngày tái lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thông cách mạng, năng động, sáng tạo để thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

Dân cƣ - lao động:

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc ninh có 1.038.229 ngƣời. Trong đó dân cƣ nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hƣớng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động.

Tăng trƣởng kinh tế:

Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trƣởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay.

Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng ƣớc đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tƣ cho phát triển đƣợc đẩy mạnh, góp phần tăng cƣờng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trong 5 năm ƣớc thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.

Công nghiệp:

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vƣợt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm.

Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5%. Năng xuất, sản lƣợng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ƣớc đạt 60 tạ/ha; sản lƣợng lƣơng thực có hạt ƣớc đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ƣớc đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha nhƣ: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh…

Giao thông:

Bắc Ninh là tỉnh rất phát triển giao thông vận tải. Mạng lƣới giao thông bao gồm đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ đã đƣợc hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên đƣợc Chính phủ quan tâm đầu tƣ cho phát triển các tuyến đƣờng huyết mạch.

Bƣu chính - viễn thông:

Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này theo hƣớng đi tắt, đón đầu, ứng dựng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lƣợng. Những năm đầu tái lập, toàn tỉnh chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động bƣu chính viễn thông là Bƣu điện tỉnh, đến nay đã có thêm 3 đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Văn hóa - Du lịch:

Bắc Ninh đƣợc biết đến nhƣ là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hƣơng Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giáo dục - Đào tạo:

Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nƣớc vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông. Mạng lƣới trƣờng học ở tất cả các bậc học từ mầm non, phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trƣờng ngày càng đƣợc củng cố về chất lƣợng và phát triển về số lƣợng theo hƣớng chuẩn hoá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có hơn 200 trƣờng ở các ngành học, bậc học đƣợc công nhận là trƣờng chuẩn Quốc gia. Theo đó chất lƣợng giáo dục cũng từng bƣớc đƣợc nâng cao. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao so với cả nƣớc.

Y tế - Sức khoẻ:

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn luôn đƣợc tỉnh đặc biệt chú trọng, Thể hiện ở mạng lƣới các bệnh viện, phòng khám đã khoa khu vực rải đều khắp các huyện/thị, 100% các xã/phƣờng thị trấn có trạm y tế, Cơ sở vật chất và đội ngũ y sỹ, bác sỹ tăng dần qua các năm. Số giƣờng bệnh trong toàn tỉnh 2.340; số cán bộ công tác ở ngành y là 3.249 ngƣời; trong đó tiến sỹ, thạc sỹ là 55 ngƣời, bác sỹ là 650 ngƣời.

Những thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội, các kinh nghiệm tích luỹ đƣợc trong hơn 10 năm đổi mới cùng với truyền thống cách mạng, năng động sáng tạo, truyền thống hiếu học, những ƣu đãi của thiên nhiên và nét văn hoá đặc sắc của ngƣời dân Kinh Bắc là nguồn tài sản quý báu của tỉnh Bắc Ninh, tạo cơ sở vững chắc để hội nhập và phát triển.

2.2. Khái quát quá trình phát triển của nhà trƣờng

2.2.1. Quá trình thành lập trường

Trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh đƣợc thành lập theo Quyết định số 806/QĐ-LĐTBXH ngày 25/6/2009 của Bộ trƣởng Bộ Lao động -Thƣơng binh và Xã hội, trên cơ sở là Trƣờng Trung cấp nghề Cơ điện &

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 35 - 117)