Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 73 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm và thuận lợi trong công tác quản lý TBDN tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian qua

Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh là một trong những trƣờng đƣợc đầu tƣ trang thiết bị dạy nghề tƣơng đối lớn từ nguồn vốn nhà nƣớc và vốn tự có của nhà trƣờng. Nhiều xƣởng thực hành đƣợc trang bị máy móc hiện đại bậc nhất khu vực trong khối dạy nghề. Trƣờng cũng là một trong những trƣờng đƣợc đầu tƣ trọng điểm quốc gia. Nhà trƣờng luôn tập trung mọi nguồn lực có thể để đầu tƣ cho việc mua sắm trang thiết bị dạy nghề,

nhiều trang thiết bị mới hiện đại đã đƣợc đầu tƣ cho các xƣởng, phòng học chuyên môn hóa, quy trình dạy nghề theo mô đun tích hợp,... Đặc biệt là đội ngũ CB, GV. Lực lƣợng quyết định đến chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng cũng đƣợc quan tâm. Hàng năm trƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho CB, GV có điều kiện để tham quan học tập, bồi dƣỡng chuyên môn. Đặc biệt cán bộ QL, giáo viên đã nhận thức đƣợc vị trí, vai trò nhiệm vụ của mình về QL và sử dụng TBDN trong nhà trƣờng để đi sâu vào lĩnh vực đào tạo nghề cho các thế hệ HS, SV. Hầu hết các GV có ý thức trách nhiệm cao trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy nghề, phong trào làm mô hình, thiết bị dạy nghề ở trƣờng đƣợc quan tâm.

Công tác quản lý TBDN của hiệu trƣởng trong thời gian qua có hiệu quả tƣơng đối tốt đã góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.

Bảng 2.18. Lập kế hoạch quản lý TBDN Mức độ Đối tƣợng Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 9 28 20 63 3 9 0 0 32 Giáo viên 22 20 67 61 21 19 0 0 110

Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:

Yếu Trung bình Khá Tốt CBQL 0 9 63 27 Giáo viên 0 19 61 20 0 10 20 30 40 50 60 70

Bảng 2.19. Tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý TBDN Mức độ Đối tƣợng Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 18 56,2 11 34,4 3 9,4 0 0 32 Giáo viên 42 38 63 57 5 5 0 0 110

Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:

Hình 2.14. Biểu đồ tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý TBDN

Bảng 2.20. Kiểm tra đánh giá công tác quản lý TBDN Mức độ Đối tƣợng Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 4 12,5 24 75 4 12,5 0 0 32 Giáo viên 22 20 67 61 21 19 0 0 110

Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:

Yếu Trung bình Khá Tốt CBQL 0 12.5 75 12.5 Giáo viên 0 19 61 20 0 20 40 60 80

Hình 2.15. Biểu đồ kiểm tra đánh giá công tác quản lý TBDN ổ chức và chỉ đạo công tác quản lý TBDN

Bảng 2.21. Vai trò công tác quản lý TBDN của Hiệu trƣởng đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học

Mức độ Đối tƣợng Tốt Khá Trung bình Yếu Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % CBQL 27 84 5 16 0 0 0 0 32 Giáo viên 86 78 18 16,5 6 5,5 0 0 110

(Nguồn phòng Quản trị Đời sống trường Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh năm 2014)

Từ kết quả trên có mối tƣơng quan:

Yếu Trung bình Khá Tốt CBQL 0 0 16 84 Giáo viên 0 5.5 16.5 78 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Hình 2.16. Biểu đồ vai trò công tác quản lý TBDN của Hiệu trưởng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học

Qua khảo sát 4 nội dung chúng tôi thấy ƣu điểm, thuận lợi trong công tác quản lý TBDN là:

- Kế hoạch quản lý TBDN đƣợc xây dựng từ cấp trƣờng đến cấp bộ môn - Công tác tổ chức chỉ đạo đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và định kỳ, kịp thời giải quyết những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Công tác kiểm tra thƣờng xuyên đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong việc sử dụng vả bảo quản TBDN.

- Thiết bị dạy nghề luôn đƣợc bổ sung, cập nhật tạo điều kiện tốt cho giáo viên giảng dạy.

- Có cán bộ phụ trách về công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, quản lý TBDN.

2.5.2. Bất cập và khó khăn trong công tác quản lý TBDN tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian qua

2.5.2.1. Khó khăn, bất cập

Bên cạnh những ƣu điểm và thuận lợi nêu trên vẫn còn gặp một số khó khăn và bất cập sau:

- Tuy đã có những bổ sung trang TBDN hiện đại nhƣng so với thực tiễn còn thiếu ở những ngành mũi nhọn. Mặc dù nhà trƣờng đã ban hành một số quy định, quy chế quản lý TBDN, nhƣng việc thực hiện ở mức độ trung bình. Công tác quản lý TBDN, bảo dƣỡng thực hiện chƣa đồng đều ở các khoa chuyên môn.

- Công tác tập huấn sử dụng TBDN cho giáo viên chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và đồng bộ.

- Các TBDN hàng năm đƣợc đầu tƣ tƣơng đối nhiều và thiết bị tự làm hàng năm đều tăng, nhƣng vì diện tích sử dụng các phòng thí nghiệm, xƣởng thực hành còn nhỏ, việc sắp xếp trang thiết bị còn nhiều bất cập, kinh phí còn hạn chế nên công tác bảo quản, bảo dƣỡng luôn gặp khó khăn.

- Cơ chế xin thanh lý các thiết bị cũ và lạc hậu cũng rất phiền hà qua nhiều thủ tục, nhiều thiết bị dạy nghề đã đƣợc đầu tƣ từ lâu mà vẫn chƣa đƣợc thanh lý vì vẫn còn giá trị sử dụng.

- Công tác bảo quản, bảo dƣỡng đƣợc đánh giá khá tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại dấu hiệu xuống cấp của một số TBDN vì kỹ năng vận hành và bảo quản.

- Một số cán bộ quản lý và giáo viên chƣa có ý thức tự bồi dƣỡng học hỏi, bổ sung kiến thức ở những thiết bị hiện đại nên hạn chế ngại sử dụng thiết bị mới. Vì vậy có một số TBDN chƣa phát huy hết tính năng sử dụng.

2.5.2.2. Nguyên nhân

- Nhà trƣờng chƣa có kế hoạch dài hạn về trang bị TBDN, mặc dù hàng năm có bổ sung nhƣng vẫn chƣa khắc phục đƣợc sự thiếu hụt về thiết bị ở một số ngành do nhu cầu đào tạo đòi hỏi.

- Nhà trƣờng chƣa xây dựng đƣợc quy trình cụ thể trong việc trang bị, sử dụng, bảo quản, thanh lý, bổ sung TBDN.

- Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng bảo quản TBDN nhằm nâng cao hiệu quả của các cấp trong nhà trƣờng chƣa đƣợc thƣờng xuyên.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh và khái quát quá trình phát triển của Trƣờng Cao đằng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh, nghiên cứu của luận văn đã làm rõ về tình hình quản lý TBDN tại trƣờng Cao đằng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian qua. Trong đó đã đi sâu phân tích các nội dung liên quan đến công tác quản lý TBDN của nhà trƣờng (thực trạng về TBDN ở trƣờng Cao đằng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh; Để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về công tác quản lý TBDN của nhà trƣờng, tác giả luận văn đã tiến hành đánh giá chung về thực trạng quản lý TBDN của nhà trƣờng. Trong đó đã chỉ ra những ƣu điểm, thuận lợi, bất cập, khó khăn, đồng thời xác định nguyên nhân của những bất cập về mặt quản lý làm cơ sở cho việc đề suất những biện pháp về công tác quản lý TBDN trƣờng Cao đằng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian tới.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG BẮC NINH 3.1. Các biện pháp quản lý TBDN tại Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh

Từ cơ sở lý luận chƣơng một, thực trạng quản lý TBDN ở chƣơng hai và những định hƣớng vừa đề cập, tác giả xây dựng các biện pháp quản lý TBDN tại trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.

Công tác quản lý TBDN trong nhà trƣờng gồm có các nội dung cụ thể: quản lý việc trang bị TBDN nhằm tăng tính hiệu quả trong đầu tƣ, quản lý việc sử dụng TBDN tại nhà trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý việc bảo quản, bảo dƣỡng TBDN nhằm kéo dài tuổi thọ tránh mất mát, hƣ hỏng đối với thiết bị đã trang bị. Tuy nhiên để thực hiện tốt các nội dung quản lý nói trên thì cả chủ thể quản lý lẫn đối tƣợng quản lý cần phải có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về những việc mà mình đang làm, phải làm. Xuất phát từ thực trạng, cơ sở lý luận xác lập các biện pháp, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý TBDN nhằm giúp Ban giám hiệu trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong công tác quản lý nhƣ sau:

3.1.1. Nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thiết bị dạy nghề và công tác quản lý thiết bị dạy nghề bị dạy nghề và công tác quản lý thiết bị dạy nghề

3.1.1.1. Ý nghĩa

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDN là làm cho mọi lực lƣợng tham gia vào quá trình đó hiểu rõ, thông suốt, nhất quán và ý thức ngày càng tốt hơn về mục đích, yêu cầu, điều kiện, mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng pháp, để tiến hành hoạt động công tác quản lý TBDN, từ đó làm cho mọi thành viên thuộc tổ chức trong từng vị trí của mình hiểu rõ nhiệm vụ trách nhiệm, nâng cao ý thức tự giác tham gia góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý TBDN trong nhà trƣờng.

xem thƣờng tác dụng của TBDN. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, HS, SV về việc sử dụng các TBDN nhằm giúp họ ý thức đƣợc sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thƣờng xuyên TBDN, phát huy hết hiệu quả sử dụng của thiết bị trong các giờ học lý thuyết cũng nhƣ thực hành là điều thiết yếu.

Để nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của TBDN và quản lý TBDN cho toàn thể cán bộ giáo viên, HS, SV trong nhà trƣờng cần phải thực hiện đƣợc những công việc sau đây:

- Kịp thời giới thiệu đƣợc các danh mục, các TBDN mới sản xuất, nhà cung cấp đang tiếp thị.

- Sƣu tập các giáo trình, tài liệu, các bài viết trong tạp chí Khoa học đào tạo nghề, báo Giáo dục và thời đại về TBDN và quản lý TBDN tập trung ở phòng thƣ viện để cho cán bộ phụ trách, Giáo viên, HS, SV có điều kiện tham khảo và nghiên cứu.

- Giới thiệu các phƣơng pháp dạy nghề tiên tiến có kết quả, trong đó phát huy khả năng sử dụng TBDN.

- Tăng cƣờng tính pháp lý đối với công tác sử dụng TBDN, có những quy định cho giáo viên, HS, SV trong các giờ thực hành vừa bắt buột, vừa khích lệ sử dụng TBDN khi vào giờ.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, cần chú trọng đúng mức kế hoạch quản lý TBDN với đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ nhƣ đã xác định. Đồng thời tổ chức triển khai quán triệt, chu đáo để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm về công tác quản lý TBDN. Từ đó, chỉ đạo, hƣớng dẫn cán bộ phụ trách, GV xây dựng kế hoạch cá nhân, trong đó yêu cầu thể hiện rõ kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo quản TBDN.

- Tổ chức thƣờng xuyên các hội thảo, hội nghị chuyên đề chuyên môn; trao đổi kinh nghiệm, tham quan các cơ sở sản xuất, nơi cung cấp TBDN hoặc tổ chức cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp TBDN tiếp cận với giáo viên, giới thiệu cho các giáo viên về các TBDN mới, trao đổi chuyển giao công nghệ.

- Làm cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên, giáo viên hiểu đƣợc tầm quan trọng của TBDN.

- Huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng vào công tác quản lý TBDN.

- Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy đƣợc trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ quản lý các phòng khoa và các giáo viên trong công tác quản lý TBDN của nhà trƣờng.

3.1.1.2. Các công việc cần triển khai

- Hiệu trƣởng quán triệt thƣờng xuyên đến các phòng, khoa, tổ trƣởng bộ môn, cán bộ, giáo viên và HS, SV phải nâng cao nhận thức của mình về mục đích vai trò, ý nghĩa của TBDN trong quá trình đào tạo của trƣờng nghề.

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng chỉ đạo các bộ phận chức năng tổng hợp và hệ thống các văn bản, quy định của nhà nƣớc về công tác quản lý TBDN, trực tiếp ban hành những quy định mang tính pháp lý trong nội bộ trƣờng, những vai trò quan trọng trong việc xây dựng đƣợc nề nếp quản lý, sử dụng, bảo dƣỡng và tái trang bị TBDN của trƣờng đạt hiệu quả cao.

- Hiệu trƣởng cần chỉ đạo linh hoạt đƣa các hình thức quán triệt, tuyên truyền, học tập các văn bản chỉ đạo của cấp trên, của trƣờng trong sinh hoạt định kỳ, trong các cuộc họp hội đồng sƣ phạm, trong các hội thi, hội thảo và học tập bồi dƣỡng nghiệp vụ tại trƣờng, để mọi đối tƣợng đều nắm vững và để đạt đƣợc kết quả thì mỗi cán bộ, giáo viên và HS, SV phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết trong sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tạo ra bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới.

- Chỉ đạo các bộ phận chức năng của nhà trƣờng giới thiệu kịp thời các danh mục thiết bị dạy nghề tiên tiến trong nƣớc và quốc tế để cán bộ, giáo viên và HS, SV cập nhật.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo các bộ phận chức năng tổng hợp các văn bản, kế hoạch, các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng các chủng loại TBDN và hƣớng dẫn bảo quản, bảo dƣỡng và tái trang thiết bị đến các bộ quản lý, giáo viên nắm và vận dụng vào công tác của mình.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo các khoa chuyên môn tổ chức hƣớng dẫn cho cán bộ, giáo viên các văn bản, kế hoạch, các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng các loại TBDN hiện có và một số TBDN tƣơng đƣơng ở các doanh nghiệp và hƣớng dẫn bảo quản, bảo dƣỡng, tái trang bị, vận dụng sáng tạo vào nhiệm vụ chuyên môn của từng cá nhân.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên việc nhận thức của cán bộ, giáo viên trong công tác quản lý TBDN, báo cáo kịp thời những tồn tại, bất cập, đề xuất hƣớng giải quyết trình Ban giám hiệu phê duyệt.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đánh giá, nhận xét công tác này thƣờng xuyên thông qua giao ban hàng tháng và đƣa ra giải pháp khắc phục những tồn tại hiện có. Các tập thể, cá nhân có trách nhiệm đƣa ra các biện pháp khắc phục cụ thể.

- Cuối các đợt phát động thi đua, cuối năm học, tổ chức đánh giá công tác quản lý TBDN, biểu dƣơng khen thƣởng các cá nhân, tập thể làm tốt, chấn chỉnh các cá nhân, tập thể làm chƣa tốt, nhận thức chƣa cao trong công tác quản lý TBDN.

3.1.1.4. Mục tiêu biện pháp

- Thông qua biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và công tác quản lý TBDN trong cán bộ quản lý, giáo viên và HS, SV góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý TBDN trong việc bảo quản, bảo dƣỡng

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh (Trang 73 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)