8. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy nghề
Trong các trƣờng dạy nghề việc lập kế hoạch quản lý Thiết bị dạy nghề tập trung vào việc trang bị, sử dụng và bảo quản. Lập kế hoạch phải xem là việc làm quan trọng và thƣờng xuyên, là những định hƣớng cơ bản cho việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện, đồng thời cũng là căn cứ để đối chiếu khi kiểm tra đánh giá công tác quản lý thiết bị dạy nghề. Khi lập kế hoạch Hiệu trƣởng chỉ đạo các bộ phận chức năng cần phải:
Xác định đúng mục tiêu của công tác trang bị Thiết bị dạy nghề dựa trên tầm nhìn phát triển của nhà trƣờng.
Dựa trên cơ sở pháp lý: các văn bản hƣớng dẫn, quy chế hiện hành.
Điều tra thực trạng về thiết bị dạy nghề: thực trạng về việc dạy và học, thực trạng về số lƣợng và chất lƣợng, sự đồng bộ giữa các chủng loại thiết bị, trình độ đội ngũ giáo viên dạy thực hành; thực trạng việc sử dụng bảo quản.
Điều tra về lƣu lƣợng học sinh, sinh viên hiện tại và trong tƣơng lai để xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị dạy nghề.
Điều tra nguồn lực: Ngân sách đƣợc cấp, dự án đƣợc trang bị, sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc.
Xác lập các biện pháp thực hiện:
- Biện pháp hành chính: Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh hoạt động theo điều lệ mẫu Trƣờng Cao đẳng nghề (Ban hành kèm theo quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTXH ngày 05/5/2008) của Bộ trƣởng Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội.
- Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nƣớc, nguồn huy động bên ngoài. - Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch đã xây dựng.
- Kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ.
- Bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về quản lý trang bị, sử dụng và bảo quản Thiết bị dạy nghề cho giáo viên và các cán bộ công nhân viên và học sinh, Sinh viên thông qua học tập, tham quan các trƣờng bạn, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm và đồ dùng dạy học, hội giảng, hội thi tay nghề giỏi trong HS, SV và các buổi hội thảo theo chuyên đề…