Các hình thức vận động

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 31)

• Dựa vào trình độ phát triển của khoa học vào cuối thế kỷ 19, Ph.Angghen chia vận động ra thành 5 hình thức: Vận động cơ học - sự di chuyển của vật thể trong không gian theo thời gian; Vận độngvật lý thể hiện thông qua các hiện tượng nhiệt, điện, từ, ánh sáng...; Vận độnghóa học thể hiện bằng sự hóa hợp và phân giải các chất…; Vận độngsinh học thể hiện bằng sựtrao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường…; Vận độngxã hội bao gồm mọi sự thay đổi xảy ra trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, nếu dựa trên trình độ phát triển của khoa học hiện nay thì vận động có thể được chia ra thành 3 nhóm: vận động trong lĩnh vực vật chất vô sinh bao gồmvận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học; vận động trong lĩnh vực vật chất hữu sinh bao gồmvận động dưới tế bào, vận động tế bào, vận động cá thể, vận động của sinh quyển; vận động trong lĩnh vực vật chất xã hội bao gồm mọi sự thay đổi trong các cá nhân hay cộng đồng xã hội.

Cơ sởphân chia vàý nghĩa của việc phân loại vận động:

Một là, các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất, chúng ứng với các trình độ kết cấu - tổ chức khác nhau củavật chất, và được các khoa học liên ngành hay chuyên ngành khác nhau nghiên cứu, nhưng bản thân chúng không cô lập mà có thể

28 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập,T. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 89 & 519. 29 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, T. 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 740 & 471. 29 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, T. 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 740 & 471.

chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Luận điểm này đã được chứng minh bởi định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, bởi các lý thuyết trường thống nhất.

Hai là, các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở của các hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó các hình thức vận động thấp hơn, trong khi đó, các hình thức vận động ở trình độ thấp không bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Do đó, chúng ta không được quy giản hình thức vận động cao về với các hình thức vận động thấp. Việc chủ nghĩa cơ giới quy mọi vận động vật chất về với vận động cơ học, chủ nghĩa Darwin xã hội quy vận động xã hội về với vận động sinh học… đều là những sai lầm cần phê phán.

Ba là, trong hiện thực, một sự vật vật chất nào đó có thể tồn tại bằng nhiều hình thức vận động khác nhau, tuy nhiên, bản thân sự vật đó bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản. Các hình thức vận động khác nhau của sự vật vật chất có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng vận động vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất. Vì vậy, muốn tìm hiểu hiện tượng vật chất ở cấp độ cấu trúc nào thì phải dựa trên hình thức vận động cơ bản của vật chất ở cấp độ đó để lý giải.

2. Quan niệm duy vật biện chứng về không gian và thời gian

Không gian, thời gian là những phạm trù xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa nhân loại. Ngay từ xa xưa, không gian được dùng để nói lên vị trí, kích thước, sự đồng tồn tại của các sự vật, còn thời gian được dùng để nói lên độ lâu của các tiến trình, trình tự thay đổi trước sau của sự tồn tại trong thế giới. Tuy nhiên, bàn về không gian và thời gian nói chung, về tính khách quan, tính tuyệt đối, tính bất biến của chúng luôn là đề tài tranh cải trong lịch sử triết học31.

Chủ nghĩa duy vật biện chứngcho rằng, không gian và thời gian thống nhất với nhau và với vật chất vận động; không gian

thời gian thuộc tính cố hữu, hình thức tồn tại của vật chấtvận động. Trong thế giới, không có không gian và thời gian bên ngoài vật chất vận động, và cũng không có vật chất vận động bên ngoài không gian và thời gian.

Do vật chất vận động tồn tại khách quan, vĩnh cữu, vô tận nên không gian và thời gian cũng mang bản tính khách quan, vĩnh cữu, vô tận. Ngoài ra, không gian có tính ba chiều (dài, rộng, cao) và thời gian có tính một chiều (quá khứ → hiện tại → tương lai). Chúng thống nhất lại thành không - thời gianbốn chiều hay không - thời gian thực – là thuộc tính cố hữu, hình thức tồn tại của vật chất vận động trong thế giới. Đầu thế kỷ 20, lý thuyết tương đối Einstein ra đời đã bác bỏ tính tuyệt đối - bất biến của không gian và thời gian và chứng minh tính tương đối - biến đổi, tính thống nhất của không gian và thời gian với vận chất vận động, nghĩa là luận chứng cho quan điểm duy vật biện chứng về không gian và thời gian.

Tính đa dạng của thế giới vật chất vận động được thể hiện qua tính đa dạng của cấu trúc không gian và thời gian. Vì vậy, tương ứng với kết cấu – tổ chức của vật chất mà khoa học hiện nay phát hiện ra - vật chất vô sinh, vật chất hữu sinh và vật chất xã hội, chúng ta có thể nói về không gian và thời gian vật lý học, không gian và thời gian sinh học, không gian và thời gian xã hội.

Đây là không gian và thời gian hiện thực. Trong toán học thuật ngữ không gian n chiều chỉ là sự trừu tượng hóa để nghiên cứu các đối tượng đặc thù.

 Câu 18: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.

Vấn đề nguồn gốc bản chất của ý thức là vấn đề rất phức tạp của triết học, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khoa học và thần học. Nếu chủ nghĩa duy tâm - tôn giáo đồng nhất ý thức con người với linh hồn cá nhân, rồi đồng nhất linh hồn cá nhân với linh hồn thế giới, và tìm kiếm nguồn gốc, bản chất của chúng trong cái siêu nhiên, phi lịch sử - xã hội, thì chủ nghĩa duy vật– khoa học coi ý thức con người là đời sống tâm lý - tri thức - tinh thần của họ, và dựa vào các thành tựu khoa học cùng cơ sở thực tiễn để tìm kiếm nguồn gốc, làm rõ bản chất của nó trong cái tự nhiên, cái lịch sử - xã hội của chính con người.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w