Nhận thức lý tính

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 58)

Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, được nảy sinh từ nhận thức cảm tính. Nó

phản ánh một cách gián tiếp, trừu tượng, khái quát, sâu sắc những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự vật vào trong bộ óc con người và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Nhận thức lý tính mang tính năng động, sáng tạo được tiến hành thông qua các phương pháp so sánh - đối chiếu, trừu tượng hóa - khái quát hóa, phân tích - tổng hợp…, và được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy luận.

- Khái niệmhình thức tư duy phản ánh những tính chất, quan hệ (dấu hiệu) bản chất của đối tượng được suy nghĩ. Khái niệm là vật liệu chính tạo thành tư tưởng, là phương tiện chủ yếu để tích lũy, vận hành, trao đổi những thông tin, tri thức của con người. Khái niệm có nội hàm (tất cả các dấu hiệu bản chất của đối tượng) và ngoại diên (tất cả các phần tử mà đối tượng bao quát) biến động cùng với quá trình đào sâu và mở rộng của hoạt động thực tiễn - nhận thức nhân loại. Khái niệm là yếu tố quan trọng của tư duy khoa học. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt khái niệm là từ (thuật ngữ).

- Phán đoánhình thức tư duy phản ánh những tính chất, quan hệ của đối tượng được suy nghĩ dưới hình thức khẳng định hay phủ định và có một giá trị lôgích xác định (là đúng hay sai). Phán đoán là hình thức liên hệ, chuyển hóa lẫn nhau của các khái niệm, là sự biểu hiện của tư tưởng. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt phán đoán là câu (mệnh đề).

- Suy luậnhình thức tư duy cho phép dựa vào một số phán đoán làm tiền đề rút ra một phán đoán mới làm kết luận. Suy luận là hình thức liên hệ, chuyển hóa lẫn nhau của các phán đoán, là công cụ tư duy dùng để đào sâu và xây dựng tri thức gián tiếp. Nhờ suy luận mà khoa học không ngừng phát triển, nhận thức của con người ngày càng đầy đủ, tinh xác, sâu sắc hơn. Suy luận có ba hình thức cơ bản là diễn dịch, quy nạploại suy. Trong quá trình suy luận, nếu chúng ta dựa trên các tiền đề xác thực (đúng) và tuân thủ mọi quy tắc lôgích có liên quan thì kết luận được rút ra bao giờ cũng đúng. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt suy luận là đoạn (lập luận).

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 58)