- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình
3. Những đặc trưng cơ bản
Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, nó có ba đặc trưng cơ bản sau:
Một là,nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đặc trưng này phân biệt sự khác nhau của các tổ chức
nhà nước với tổ chức thị tộc, bộ lạc trước kia. Các tổ chức thị tộc, bộ lạc được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, còn tổ chức nhà nước gắn liền với việc phân chia dân cư theo phạm vi lãnh thổ mà họ cư trú. Nói cách khác, quyền lực nhà nước có hiệu lực với tất cả các thành viên ở trong một biên giới quốc gia, bất kể họ thuộc quan hệ huyết thống nào.
Hai là, bộ máy quyền lực chuyên nghiệp của nhà nước mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Đó là những đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát...), những công cụ (tòa án, trại giam...) và một bộ máy đông đảo các viên chức được trả lương để chuyên làm công việc hành chính cai trị.
68 V.I.Lênin, Toàn tập, T. 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr.10.
Ba là, tồn tại một hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước hoạt động. Nhà nước không thể tồn tại, nếu không dựa vào hệ thống thuế khóa. Nói cách khác, về cơ bản mọi nhà nước đều tồn tại được nhờ vào sự chu cấp của nhân dân bằng con đường cưỡng bức hay tự nguyện hoặc phối hợp cả hai.
Ngoài ba đặc trưng cơ bản kể trên, hiện nay, có quan điểm cho rằng, nhà nước mang đặc trưng chủ quyền quốc gia và khả năng cai trị xã hội bằng pháp luật.
Chủ quyền quốc gia thể hiện đặc trưng về quyền lợi tuyệt đối của nhà nước trong một lãnh thổ. Nhà nước là người đại diện cho sự toàn vẹn bên trong lãnh thổ và sự độc lập đối với bên ngoài. Chủ quyền quốc gia còn thể hiện ở việc nhà nước thay mặt toàn dân tham gia các quan hệ đối ngoại, tham gia các công ước quốc tế, v.v..
Nhà nước cai trị xã hội bằng pháp luật. Nhà nước là cơ quan duy nhất có quyền làm ra luật, tổ chức thực hiện luật, giám sát và xét xử đối với những vi phạm pháp luật. Đây là đặc quyền của Nhà nước mà các tổ chức xã hội khác không có. Pháp luật do nhà nước đặt ra, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm điều chỉnh mọi quan hệ xã hội theo định hướng và mục tiêu xác định. Tính cưỡng chế của pháp luật thể hiện sức mạnh cưỡng chế của nhà nước đối với toàn bộ xã hội.