Nghĩa của bài học “Lấy dân làm gốc”

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 96)

- Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, xúc cảm, kinh nghiệm, thói quen v.v của con người, được hình thành tự phát dưới tác động trực tiếp của đời sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó.

4. nghĩa của bài học “Lấy dân làm gốc”

Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam có đặc điểm riêng. Là một dân tộc nhỏ bé luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội, dân tộc Việt Nam cần phải tập hợp, đoàn kết lại để có sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Do vậy, ngay cả dưới chế độ xã hội có sự đối kháng giai cấp, vai trò của quần chúng nhân dân cũng luôn được đề cao. Chính bản thân giai cấp thống trị cũng hiểu rằng: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, ngược lòng dân thì chết” (Nguyễn Trãi; cũng “chỉ sợ lòng dân không theo” (Hồ Nguyên Trừng)… Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc dựng nước và giữ nước.

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, một lần nữa, Đảng ta khẳng định rằng: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ. Đồng thời, Đảng ta đặt ra nhiệm vụ: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; Phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát huy nhân tố con người. Phương châm “Lấy dân làm gốc” với chủ trương để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…”, một lần nữa khẳng định, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam.

Thấm nhuần bài học “Lấy dân làm gốc” để thấy rằng, tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá cá nhân người lãnh đạo sẽ dẫn đến tuyệt đối hoá cá nhân kiệt xuất, tuyệt đối hoá vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng mù quáng, tiêu cực, tức không phát huy được tính năng động, sáng tạo chủ quan của mình.  Câu 58 : Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử? Phê phán những quan điểm

sai lầm về vấn đề này?

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w