Các trường phái triết học khác nhau quan niệm về phạm trù không giống nhau: Quan niệm duy thực coi phạm trù là những ý niệm tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của loài người Quan niệm duy danh coi phạm trù chỉ là những từ trống rỗng, không biểu hiện một cái gì cả Thuyết tiên

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 37)

ngoài và độc lập với ý thức của loài người. Quan niệm duy danh coi phạm trù chỉ là những từ trống rỗng, không biểu hiện một cái gì cả. Thuyết tiên nghiệm của Kant coi phạm trù chỉ là hình thức tiên nghiệm của giác tính mà nhận thức con người lôi kéo vào quá trình nhận thức giới tự nhiên...

Quan niệm duy vật biện chứng cho rằng, trong quá trình nhận thức (phản ánh) thế giới, con người phải xây dựng các khái niệm. Khái niệm là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu (mặt, thuộc tính) cơ bản của đối tượng (sự vật, hiện tượng) được nhận thức. Khái niệm được tạo thành từ hai bộ phận là nội hàm - toàn bộ các dấu hiệu cơ bản của đối tượng mà khái niệm phản ánh -, và ngoại diên - toàn bộ phần tử hợp thành đối tượng mà khái niệm đó bao quát. Phạm trù chính là khái niệm có nội hàm cạn nhất và ngoại diên rộng nhất.

chính xác thêm. Bản thân các phạm trù cũng luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của quá trình nhận thức.

c) Phân loại: Nếu dựa trên mức độ phổ biến, phạm trù được chia thành phạm trù khoa học và phạm trù triết học. Phạm trùkhoa học phản ánh một mặt, một thuộc tính cơ bản của một hay vài lĩnh vực hiện thực và được một khoa học chuyên ngành hay khoa học phản ánh một mặt, một thuộc tính cơ bản của một hay vài lĩnh vực hiện thực và được một khoa học chuyên ngành hay

khoa học liên ngành nghiên cứu. Phạm trù triết học phản ánh một mặt, một thuộc tính cơ bản của toàn bộ hiện thực - tự nhiên, xã hội, tư duy -, và được phép biện chứng duy vật nghiên cứu.

Do mang tính đặc thù mà mỗi một ngành khoa học chỉ xây dựng một hệ thống phạm trù riêng dành cho ngành mình để phản ánh lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Thí dụ, trong vật lý học có các phạm trù nguyên tử, điện tử, lực, hấp dẫn…; trong sinh học có các phạm trù đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền…; trong kinh tế học có các phạm trù tư bản, lợi nhuận, sức lao động, tiền tệ…

Tuy nhiên, do mang tính phổ biến mà hệ thống phạm trù triết học không chỉ được xây dựng và dùng trong triết học mà nó còn được dùng trong mọi ngành khoa học. Đó là các phạm trù: vật chất, ý thức, vận động, phát triển, mâu thuẫn, lượng, chất, phủ định, cái riêng, cái chung, nguyên nhân, kết quả, nội dung, hình thức…

Các phạm trù của phép biện chứng liên kết với nhau thành từng cặp quy định lẫn nhau để phản ánh các mối liên hệ phổ biến, nghĩa là phản ánh các khía cạnh tổng quát của quá trình vận động và phát triển diễn ra trong toàn bộ thế giới – tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là: Cái riêng – Cái chung, Nguyên nhân – Kết quả, Nội dung – Hình thức, Bản chất – Hiện tượng, Khả năng – Hiện thực, Ngẫu nhiên – Tất nhiên. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật còn được coi là các quy luật biện chứng kém cơ bản. Việc định nghĩa một phạm trù triết học biện chứng nào đó mà bỏ qua phạm trù đối lập của nó là không chính xác. Do đó, phương pháp lôgích để định nghĩa được áp dụng cho chúng là định nghĩa qua quan hệ với cái đối lậpcủa nó chứ không phải là định nghĩa qua loại và hạng.

 Câu 21: Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 37)