- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình
2. Quan hệ giai cấp – nhân loạ
+ Khái niệm nhân loại được hiểu là toàn bộ cộng đồng người sống trên trái đất hàng triệu năm.
Dù chưa có hay có giai cấp và dân tộc, nhân loại vẫn tồn tại như một thể thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất đó là bản chất người tồn tại ở mỗi cá thể người cho đến cả cộng đồng; nó quy định quy luật tồn tại và phát triển chung nhất cùng với các lợi ích và giá trị chung nhất của cả cộng đồng.
Từ xa xưa, con người nguyên thủy từng bước tách khỏi giới động vật nhờ lao động cải tạo tự nhiên và nhờ hoạt động giao tiếp có tính xã hội. Nhưng ở thời tiền sử này, chưa thể hình thành nên mối liên hệ toàn nhân loại; và con người cũng chưa có ý thức về loài của mình. Chỉ đến một giai đoạn phát triển nhất định của văn minh, con người mới đặt ra cho mình những câu hỏi ở tầm triết học: Con người là gì, quan hệ giữa mỗi người với đồng loại như thế nào, loài người có vận mệnh chung hay không? v.v..
+ Từ khi phân chia giai cấp, và sau đó hình thành nên các cộng đồng dân tộc, nói chung các giai cấp bóc lột – thống trị, vì
đặc quyền đặc lợi của mình, không thể và không muốn thừa nhận sự thống nhất trên nền tảng bản chất người của cộng đồng nhân 67 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội., 1995, tr. 623-624
loại. Ví dụ, giai cấp chủ nô coi quảng đại quần chúng nô lệ chỉ là “công cụ biết nói”, “động vật biết nói”, mà không phải là “động vật xã hội”, lại càng không phải là “động vật chính trị”. Trái với xu hướng này, các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ (ở thời Phục hưng- Cận đại) đã từng bước nhận ra các giá trị chung của nhân loại, của quyền con người như những quyền tự nhiên, đối lập với chế độ đẳng cấp và thần quyền đương thời. Nhưng do hạn chế của lịch sử, những tư tưởng tiến bộ ấy của họ vẫn còn trừu tượng, phiến diện, phi lịch sử. Triết học nhân bản của L.Phoiơbắc – đại diện cuối cùng của triết học duy vật trước Mác – là ví dụ điển hình.
+ Lần đầu tiên, CNDV lịch sử của triết học Mác mới chỉ ra bản chất xã hội của con người và loài người, coi đó là tiêu chí cơ bản phân biệt loài người với muôn loài; và chính bản chất ấy là cơ sở của sự thống nhất cộng đồng nhân loại. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội. Mặt xã hội là mặt bản chất đặc trưng nhất của con người; cho nên bản chất con người được nhấn mạnh như một thực thể xã hội. Do đó, nhân loại được hiểu là cộng đồng của những thực thể xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Hệ thống các quan hệ xã hội nhân loại vô cùng phong phú, phức tạp từ lĩnh vực sản xuất kinh tế tới các lĩnh vực ngoài kinh tế, trên kinh tế. Các quan hệ xã hội này không phải là các đại lượng bất biến; xét đến cùng, chúng biến đổi tùy thuộc vào trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất xã hội.
+ Nền văn minh nhân loại có được như ngày nay là thành quả hoạt động sáng tạo qua bao nhiêu thiên niên kỷ của cả loài
người. Tách riêng từng người, từng giai cấp, từng cộng đồng dân tộc không thể tạo nên văn minh nhân loại. Tất cả những gì là lợi ích chung của nhân loại đòi hỏi phải bảo vệ và phát triển bằng được cuộc sống của nhân loại, nền văn minh của nhân loại. Nếu nền văn minh nhân loại bị hủy diệt thì không một người nào, giai cấp nào, dân tộc nào tồn tại được. Vấn đề là ở chỗ, do địa vị và lợi ích khác nhau, mà mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái bộ phận và cái toàn thể, cái giai cấp hay dân tộc và cái toàn nhân loại được giải quyết như thế nào.
+ Quy luật tồn tại và phát triển chung nhất của nhân loại đòi hỏi mọi thế hệ người không ngừng đấu tranh cải tạo thiên nhiên
bằng lao động sáng tạo, đồng thời không ngừng đấu tranh cải tạo môi trường xã hội của mình. Đi đầu trong đấu tranh để gạt bỏ các quan hệ sản xuất lỗi thời là các giai cấp tiến bộ, cách mạng. Cứu cánh của nhân loại, như triết học Mác vạch rõ, là xây dựng môi trường xã hội nhân bản nhất, theo đó, mọi người đều có điều kiện phát triển toàn diện các năng lực bản chất của mình. Con đường đi tới đó của nhân loại phải trải qua nhiều nấc thang lịch sử, từ hình thái kinh tế – xã hội này lên hình thái kinh tế – xã hội khác, cao hơn.
Từ “thời đại dã man” nguyên thủy chuyển sang thời đại văn minh, sự phát triển của loài người diễn ra trong các đối kháng giai cấp, sau đó lại thêm đối kháng dân tộc, kèm theo sự tha hóa bản chất người không tránh khỏi ở cả phía bị bóc lột lẫn phía bóc lột. Chính cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ và cách mạng cùng với quảng đại quần chúng lao động bị bóc lột là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất để từng bước giải phóng con người khỏi các tha hóa, khỏi các đối kháng giai cấp và dân tộc, phát triển nền văn minh nhân loại lên những nấc thang mới. Với ý nghĩa đó, vấn đề giai cấp hay vấn đề dân tộc quyết không phải là vấn đề riêng của giai cấp nào hay dân tộc nào, mà cũng chính là vấn đề nhân loại. Xét đến cùng, nội dung cơ bản của quá trình giải phóng con người khỏi mọi tha hóa tất yếu đòi hỏi nỗ lực chung của loài người để tiến tới xóa bỏ mọi đối kháng giai cấp và dân tộc trên toàn thế giới.
Các giai cấp bóc lột ở thời kỳ đang lên của mình, có thể và cần phải kết hợp lợi ích căn bản của mình với lợi ích chung của dân tộc và nhân loại. Nhưng khi trở nên lỗi thời về lịch sử, lợi ích căn bản ích kỷ của họ đối lập ngày càng sâu sắc với lợi ích chân chính của dân tộc và nhân loại. Và do đó, họ thường đối lập một cách giả tạo “cái giai cấp” với “cái nhân loại”, coi đấu tranh giai cấp là “phá hoại sự thống nhất xã hội”, là “phi nhân tính”. Trên thực tế, vì đặc quyền đặc lợi của mình, họ tiến hành đấu tranh giai cấp hết sức kiên quyết. Các chính khách tư sản phương Tây ngày nay thường nói tới “nhân quyền”, “lợi ích toàn cầu” nhiều nhất, nhưng biết bao sự thật đã chứng minh ngược lại.
Từ trong bản chất cách mạng và nhân đạo cao cả của mình, giai cấp công nhân chỉ được giải phóng khi nó “tiêu diệt mọi điều kiện sinh hoạt phi nhân tính của xã hội hiện đại” như cách nói của Mác, tức là xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột, mọi đối kháng giai cấp và dân tộc. Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất căn bản với lợi ích toàn nhân loại. Lý tưởng XHCN và CSCN của giai cấp công nhân hoàn toàn phù hợp với lý tưởng chân chính của toàn nhân loại. Trong những trường hợp nhất định nếu có mâu thuẫn với lợi ích toàn nhân loại, giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh cục bộ và tạm thời của mình để phục tùng lợi ích toàn nhân loại.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam, thừa hưởng những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được sự lãnh đạo sáng suốt
của Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và đang kết hợp một cách xuất sắc lợi ích của mình với lợi ích của dân tộc và nhân loại qua các giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Tuyệt đối trung thành với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn sát cánh kề vai với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội.
Câu 45: Phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng cơ bản của nhà nước.