Khái niệm quần chúng nhân dân và lãnh tụ

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 94)

- Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, xúc cảm, kinh nghiệm, thói quen v.v của con người, được hình thành tự phát dưới tác động trực tiếp của đời sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó.

1. Khái niệm quần chúng nhân dân và lãnh tụ

Khái niệm quần chúng nhân dân được hiểu trong mối quan hệ với khái niệm lãnh tụ. Đó là hai yếu tố cơ bản tạo thành lực lượng cách mạng của quá trình cải tạo kinh tế - chính trị – xã hội.

Quần chúng nhân dân luôn luôn được xác định bởi: Một là, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần; Hai là, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp đối kháng với nhân dân; Và ba là, những giai cấp, tầng lớp xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

Cũng giống như bất cứ khái niệm khoa học nào, khái niệm quần chúng nhân dân có nội hàm luôn biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội. Nhưng dù có biến đổi thế nào chăng nữa, thì bộ phận những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần vẫn là lực lượng đông đảo nhất và đóng vai trò hạt nhân cơ bản của khái niệm quần chúng nhân dân.

Khái niệm vĩ nhân nhằm chỉ những người có tri thức uyên bác và có tầm nhìn xa, biết nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất trong một hay một số lĩnh vực nào đó của hoạt động xã hội. Vĩ nhân có thể là những người làm khoa học, làm chính trị, làm văn hoá - nghệ thuật… Những vĩ nhân nào có khả năng tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra được gọi là lãnh tụ.

Như vậy, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, biết nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại; Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, biết thống nhất ý chí, hành động của họ để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra; Và ba là, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, biết hy sinh quên mình vì lợi ích cao cả của quần chúng nhân dân.

Sự xuất hiện lãnh tụ mang tính khách quan. Bất cứ một thời đại nào, một dân tộc nào, khi những nhiệm vụ lịch sử được đặt ra đã chín muồi, khi phong trào quần chúng rộng lớn đòi hỏi thì sớm hoặc muộn những con người kiệt xuất ấy, những lãnh tụ với tài năng và phẩm chất cần thiết sẽ xuất hiện. Nhưng ai trở thành lãnh tụ lại là điều ngẫu nhiên, không có người này, sẽ có người khác. V.I.Lênin viết: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong

hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”87. Tư tưởng này của V.I.Lênin còn cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của lãnh tụ. Song, điều đó không có nghĩa là nếu thiếu vắng một lãnh tụ cụ thể nào đó thì hoạt động của quần chúng không được thực hiện.

Việc xuất hiện lãnh tụ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính lịch sử. Tính lịch sử thể hiện ở vai trò, phạm vi hoạt động, tác dụng của những lãnh tụ suy cho cùng do những điều kiện lịch sử qui định. Không có một cá nhân kiệt xuất nào có thể vượt ra ngoài điều kiện lịch sử này. Hơn nữa, không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại. Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội có lãnh tụ riêng với những đặc tính và khả năng riêng, để giải quyết những nhiệm vụ riêng do chính giai đoạn lịch sử đó đề ra.

Quần chúng nhân dân, lãnh tụ luôn là chủ thể của các tiến trình lịch sử xã hội.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w