Đấu tranh giai cấp là gì?

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 72)

- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình

1. Đấu tranh giai cấp là gì?

Khái niệm đấu tranh giai cấp được V.I.Lênin định nghĩa một cách khoa học như sau: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước các quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và ăm bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”63.

Cần hiểu đấu tranh giai cấp qua định nghĩa này như thế nào ?

Một là, cũng như giai cấp trong định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin, đấu tranh giai cấp không phải là xung đột cá nhân hay xung đột của các nhóm nhỏ, mà là đấu tranh trên qui mô rộng lớn của xã hội (đặc trưng về lượng).

Hai là, đấu tranh giai cấp có nguyên nhân xã hội từ xung đột về lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp đối

kháng – dù cho các thành viên của các giai cấp nhận thức được hay không. Xét đến cùng, cội nguồn vật chất của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn ngày càng sâu sắc và chín muồi giữa lực lượng sản xuất mới đòi được giải phóng với quan hệ sản xuất lỗi thời. Như vậy, nếu đặc trưng bản chất của giai cấp (được phân tích từ định nghĩa của V.I.Lênin) vốn mang tính vật chất – khách quan, thì đấu tranh giai cấp qua định nghĩa vừa được phân tích cũng mang tính vật chất – khách quan một cách tương ứng. Nói vắn tắt:

đấu tranh giai cấp là biểu hiện tất yếu về mặt xã hội của mâu thuẫn trong lòng phương thức sản xuất.

Ba là, trong định nghĩa đấu tranh giai cấp, V.I.Lênin không quên nhấn mạnh cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản như là cuộc đấu tranh cao nhất, điển hình nhất và cũng là cuối cùng của lịch sử đấu tranh giai cấp. Các cuộc đấu tranh giai cấp trước kia từ thời chiếm hữu nô lệ tới thời phong kiến là kém điển hình, vì thường diễn ra dưới hình thức đẳng cấp hơn là giai cấp.

Bốn là,trong những bối cảnh lịch sử nhất định, có thể có đối kháng về lợi ích giữa các giai cấp, các tập đoàn bóc lột - thống trị, nhưng chúng vẫn có thể dễ dàng cấu kết với nhau để đàn áp cuộc đấu tranh chính nghĩa của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức.

Năm là, cần lưu ý liên minh giai cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng trong đấu tranh giai cấp, là một hình thức tập hợp lực lượng thêm bạn, bớt thù trong đấu tranh giai cấp, đặc biệt khi mà đấu tranh giai cấp phát triển tới giai đoạn quyết định: nó có thể 63 V.I Lênin, Toàn tập, T. 10, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva; 1979, tr. 237-238.

và cần phải lôi cuốn ngày càng đông đảo các giai cấp, tầng lớp vào bên này hay bên kia trận tuyến. Có liên minh tạm thời giữa các giai cấp hay tầng lớp có lợi ích căn bản đối lập nhau. Có liên minh lâu dài giữa các giai cấp hay tầng lớp có lợi ích căn bản phù hợp nhau. Liên minh giai cấp cùng với liên minh dân tộc có thể diễn ra từ qui mô trong nước tới quốc tế để hình thành nên các tầng mặt trận thống nhất dân tộc, khu vực và toàn thế giới. Đương nhiên, không phải vì vậy mà ảo tưởng rằng đấu tranh giai cấp bị xóa nhòa trong các liên minh hay trong các mặt trận. Xưa nay, không một liên minh hay mặt trận nào khiến cho các giai cấp khác nhau tự nguyện vất bỏ lợi ích cơ bản sống còn của mình.

2.Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển chủ yếu của xã hội có giai cấp.

CNDV lịch sử khẳng định động lực phát triển chân chính và chủ yếu nhất của lịch sử xã hội có giai cấp là đấu tranh cách mạng của các giai cấp bị áp bức, bị bóc lột chống lại các giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Cùng với thời gian, cuộc đấu tranh này sẽ phát triển tới đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Kết cục vật chất của những biến cố lịch sử phi thường này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất mới đối với các quan hệ sản xuất cũ, giải phóng và phát triển vượt bậc lực lượng sản xuất nói riêng, thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Vai trò động lực của đấu tranh giai cấp không chỉ thể hiện rõ nhất qua các cuộc cách mạng xã hội long trời lở đất, mà còn được triết học Mác-Lênin nhìn nhận dưới một loạt các khía cạnh dưới đây:

Thứ nhất, đấu tranh giai cấp còn là động lực phát triển xã hội trong thời bình. C.Mác nêu ví dụ điển hình ở nước Anh, rằng

“… kể từ 1925 (nổ ra khủng hoảng “thừa” đầu tiên trong lịch sử phát triển TBCN – chú thích của chúng tôi), sự phát sinh và sử dụng máy móc chỉ là do kết quả của đấu tranh của các chủ xí nghiệp và công nhân”64. Xét đến cùng thì điều đó vẫn đúng đối với cả cách mạng khoa – công nghệ trong điều kiện của CNTB hiện đại ngày nay.

Thứ hai,các cải cách xã hội tiến bộ nhất định mà các giai cấp thống trị lỗi thời thực hiện không phải là “ban ơn”, mà chính là kết quả đấu tranh bền bỉ của quần chúng lao động cùng với các lực lượng tiến bộ trong nước và trên thế giới.

Thứ ba, đấu tranh giai cấp đặc biệt để lại những dấu ấn sâu sắc trong lĩnh vực tinh thần tinh tế và nhạy cảm của đời sống xã hội là lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, và cũng là động lực mạnh mẽ của lĩnh vực này.

Thứ tư,đấu tranh giai cấp chẳng những có tác động cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng lỗi thời và phản động, mà còn cải tạo chính bản thân các giai cấp cách mạng.

Thứ năm, đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất của xã hội có giai cấp, nhưng là động lực mạnh mẽ nhất và trực tiếp nhất của xã hội có giai cấp. Các cuộc đấu tranh khác như đấu tranh dân tộc, đấu tranh tôn giáo… như nhận xét của Ăngghen – đều phản ánh ít nhiều đấu tranh giai cấp.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w