cái tồn tại vật chất chủ yếu dựa trên lực hấp dẫn và lực điện từ… xây dựng hai cách hiểu về vật chất đối lập nhau:
Khi tuyệt đối hóa tính liên tục của vật chất, một số nhà triết học duy vật - khoa học thời này (Descartes, Maxwell…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Aristote) đồng nhất vật chất với không gian hay với trường điện từ. Rồi từ chỗ coi năng lượng là
đặc tính cơ bản nhất của vật chất, một số nhà khoa học đã đồng nhất vật chất với năng lượng, tuyệt đối dao động điện từ của vật chất – trường điện từ liên tục trong không gian theo thời gian tuyệt đối.
Khi tuyệt đối hóa tính gián đoạn của vật chất, một số nhà triết học duy vật - khoa học thời này (F.Bacon, I.Newton…) tiếp tục phát triển quan niệm cổ Hi Lạp (Démocrite) coi vật chất là nguyên tử, tức đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể của nó. Rồi từ chỗ coi khối lượng là đặc tính cơ bản nhất của vật chất, họ đã đồng nhất vật chất với khối lượng và chia cắt một cách siêu hình vật chất – nguyên tử với vận động, không gian, thời gian; tuyệt đối hóa vận động cơ học của vật chất trong không gian, thời gian tuyệt đối.
Quan niệm thứ hai giữ vai trò thống trị trong giai đoạn này cho phép hiểu vật chất là tất cả các nguyên tử - phần tử bất biến nhỏ nhất, không có cấu trúc, không cho xuyên qua… Coi khối lượngbất biến - đại lượng đặc trưng cơ bản nhất của nguyên tử; còn tính không sinh, không diệt của vật chất được đồng nhất với tính bất biến của khối lượng; sự vật vật chất được coi là các chất điểm... Nghĩa là, vật chất đồng nhất với nguyên tử; vật chất - nguyên tử đồng nhất với khối lượng; vật chất - khối lượng đồng nhất với chất điểm... Từ đây, họ đồng nhất vận động của vật chất với chuyển động cơ học của các chất điểm xảy ra trong không gian
Nhìn chung, các quan niệm trên không phân biệt được vật chất như một phạm trù của triết học với vật chất như một quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu cụ thể của thế giới vật chất mà khoa học ở thời đại đó phát hiện ra. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử, sự thay đổi khối lượng của điện tử theo vận tốc của nó, cấu trúc nguyên tử… đã đưa quan niệm của khoa học tự nhiên cũ về kết cấu và tính chất của vật chất rơi vào tình thế khủng hoảng. Sự khủng hoảng của khoa học tự nhiên cũ trước những thành tựu mới đã kéo theo sự sụp đổ của quan niệm triết học duy vật siêu hình máy móc về vật chất nói riêng, triết học duy vật siêu hình nói chung. Tình hình này đã làm cho những người theo chủ nghĩa duy tâm nhanh chóng rút ra kết luận sai lầm cho rằng vật chất tiêu tan, rằng chủ nghĩa duy vật đã bị bác bỏ…
Khi phân tích kỹ tình hình phức tạp của khoa học và triết học lúc bấy giờ, V.I.Lênin đã chỉ rõ ra rằng những phát minh mới của vật lý học không bác bỏ chủ nghĩa duy vật mà là bác bỏ chủ nghĩa duy tâm và quan niệm duy vật siêu hình về giới hạn cấu tạo của thế giới vật chất. Từ đây, Người đi đến kết luận: “Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận”26. Điều này nói rằng, quá trình nhận thức thế giới không có giới hạn, bởi vì bản thân thế giới vật chất là vô tận cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.