+ Phải biết tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất của sự vật: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn ai cũng biết rằng muốn có chất mới thì phải tích lũy về lượng đến độ cho phép sẽ chuyển sang chất mới. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ biết cách tích lũy về lượng, nghĩa là không được nôn nóng, chủ quan khi chưa có sự tích lũy về lượng đến độ chín đã muốn thực hiện bước nhảy.
+ Phải có quyết tâm tiến hành bước nhảy. Nghĩa là luôn chống tư tưởng bảo thủ, chờ đợi không dám thực hiện bước nhảy khi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, hoặc kéo dài sự tích lũy, chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng… sẽ kìm hãm sự phát triển của sự vật và hiện tượng.
+ Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy trong cuộc sống. Sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cũng như sự hiểu biết quy luật này. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể, từng quan hệ cụ thể để lựa chọn hình thức bước nhảy cho phù hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động của mình
Quy luật này được vận dụng trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam rất sinh động:
- Trong cách mạng chống thực dân, đế quốc, Đảng ta đã nắm được qui luật của sự biến đổi, vận dụng lý luận đó vào thực tiễn. Chúng ta phải xây dựng lực lượng cách mạng dần dần, từ nhỏ đến lớn, từ những trận đánh nhỏ đến trận đánh lớn, từ đánh du kích đến trận đánh chính quy. Quá trình phát triển của phong trào cách mạng được biến đổi dần dần. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) chúng ta đã lớn mạnh dần về các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao. Ví dụ, từ chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông (1947), chiến thắng biên giới (1950), chiến thắng Hòa Bình, Tây Bắc (1952-1953), cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) làm chấn động địa cầu.
Sự biến đổi dần dần về quân sự đã tạo ra sự biến đổi về chất. Thực dân Pháp phải đầu hàng. Hòa bình lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đất nước ta bước sang giai đoạn mới thay đổi hẳn về chất.
Cũng lý giải như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam cũng là một quá trình biến đổi về lượng. Từ chiến thắng chiến tranh đặc biệt (1961-1965) đến chiến tranh cục bộ (1965-1968). Từ chiến tranh cục bộ chúng ta đã chiến thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa (1969-1973) của đế quốc Mỹ và cuối cùng chúng ta đã mở chiến dịch tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, đỉnh cao của nó là chiến dịch "Hồ Chí Minh" (ngày 30.4.1975).
- Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế đất nước, chúng ta cũng ứng dụng phương pháp luận của qui luật lượng chất.
Quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay không thể nóng vội. Phải xây dựng cơ sở vật chất từ đầu, phải tích lũy và tận dụng sức mạnh của các thành phần kinh tế, phát động sức mạnh của toàn dân, của các nguồn lực kinh tế của đất nước, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, năng lượng dầu khí, du lịch, dịch vụ… tất cả tạo nên sức mạnh to lớn của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nền kinh tế nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn. Tổng thu nhập GDP đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
Kết luận: Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại chỉ rõ cách thức vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu 24: Phân tích nội dung qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?