Kết cấu giai cấp

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 71)

- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình

2.Kết cấu giai cấp

là tổng thể các kiểu phương thức sản xuất cùng tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội đương thời. Xét đến cùng, bản chất và tương quan của các giai cấp trong một kết cấu giai cấp bị quy định bởi bản chất và tương quan của các phương thức sản xuất đương thời. Ở trình độ phát triển chín muồi của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định, kết cấu giai cấp thường bao gồm các giai cấp cơ bản các giai cấp không cơ bản.

Các giai cấp cơ bản gắn liền với kiểu phương thức sản xuất thống trị. Sự đối kháng và đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng

này phản ánh mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất sinh ra chúng, cũng như quy định một cách khách quan mâu thuẫn cơ bản của chế độ xã hội. Tương ứng với các kiểu phương thức sản xuất bóc lột từng thống trị trong lịch sử là các cặp giai cấp cơ bản như chủ nô – nô lệ, phong kiến – nông nô, tư sản – vô sản.

Các giai cấp không cơ bản gắn liền với hoặc là các phương thức sản xuất tàn dư hoặc là phương thức sản xuất mới như là

mầm mống của xã hội tương lai. Ví dụ, nô lệ và chủ nô còn lại trong thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, vô sản và tư sản vừa mới ra đời trong thời kỳ đó.

Ngoài ra, còn có tầng lớp trung gian (trước hết về kinh tế) không bóc lột ai và không bị ai bóc lột trong các chế độ bóc lột. Ví dụ, bình dân trong xã hội nô lệ, tiểu tư sản trong xã hội tư bản,… Trong xã hội có giai cấp, còn có tầng lớp trí thức làm việc và sống chủ yếu bằng lao động trí óc. Trí thức tồn tại và gắn liền với lợi ích nhiều giai cấp từ thống trị đến bị trị. Đại trí thức thường gắn liền với giai cấp thống trị đương thời; đa phần còn lại thường gắn liền với lợi ích của quảng đại quần chúng lao động. Vai trò của trí thức tăng lên không ngừng cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật – đặc biệt là trước bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức ngày nay. Song từ đó đi tới quan niệm về cái gọi là “giai cấp trí thức”, hơn nữa về “quyền thống trị xã hội của giai cấp trí thức”, là hoàn toàn sai lầm.

Các biến đổi, chuyển hóa và phát triển sâu xa từ lĩnh vực lực lượng sản xuất sớm muộn sẽ kéo theo những biến đổi, chuyển hóa và phát triển của các quan hệ sản xuất cũng như của kết cấu giai cấp. Đặc biệt ở những giai đoạn có tính bước ngoặt về kinh tế và chính trị ở cả thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, kết cấu giai cấp không tránh khỏi có những biến đổi rất nhanh, rất phức tạp, có thể làm đảo lộn quan hệ giữa các giai cấp thống trị và bị trị.

Phân tích kết cấu và tìm hiểu những biến động của giai cấp là điều tuyệt đối cần thiết để thấu hiểu vị trí, vai trò và thái độ chính trị của các giai cấp đối với vận động lịch sử, giúp chúng ta nhận thức và hành động đúng trong đấu tranh giai cấp đang diễn ra phức tạp trong nước và trên thế giới.

 Câu 4 3: Đấu tranh giai cấp là gì ? Tại sao nói đấu tranh giai cấp là động lực phát triển chủ yếu của xã hội có giai cấp ? Xã hội có giai cấp tất yếu dẫn tới đấu tranh giai cấp. Các giai cấp lỗi thời và phản động vốn sợ đấu tranh giai cấp của các giai cấp tiến bộ, cách mạng và quần chúng lao động, cho nên xuyên tạc cuộc đấu tranh này như những cuộc “nổi loạn” mà nguyên nhân là “không thông cảm” giữa “kẻ có của và người có công”, hay “bị xúi giục làm phản”…

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 71)