Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr 339.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 47)

Nghiên cứu qui luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau:

+ Hiểu đúng xu hướng của sự vận động và phát triển của sự vật, đó là xu hướng phức tạp. Qui luật phủ định của phủ định

chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là hiện tượng xã hội.

+ Hiểu đầy đủ về cái mới, từ đó có quan điểm, có thái độ ủng hộ cái mới, bảo vệ cho cái mới. Qui luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái ra đời hợp qui luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần có ý thức phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

+ Trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn.

Qui luật phủ định của phủ định chỉ rõ xu hướng vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

 Câu 26: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù

này?

Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước v.v., nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau.

1. Khái niệm

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một sự vật, hiện tượng hay một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất khác của một tập hợp nhất định.

Cặp phạm trù cái riêng và cái chung trong triết học gắn liền với “bộ ba” phạm trù là cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến.

Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất. Những mặt, những thuộc tính ấy không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nào khác. Cái đặcthù là phạm trù triết học chỉ những thuộc tính… chỉ lặp lại ở một số sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nhất định của một tập hợp nhất định.

Cái phổ biến là phạm trù triết học được hiểu như cái chung của tập hợp tương ứng.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 47)