Các hình thức cơ bản

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 57)

Thực tiễn được tiến hành trong các quan hệ xã hội, và luôn thay đổi cùng với quá trình phát triển của xã hội. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người. Bất cứ hình thức hoạt động nào của thực tiễn cũng gồm những yếu tố chủ quan như nhu cầu, mục đích, lợi ích, năng lực, trình độ của con người đang hoạt động thực tiễn và những yếu tố khách quan như phương tiện, công cụ, điều kiện vật chất (hay tinh thần đã được vật chất hóa) do thế hệ trước để lại và điều kiện tự nhiên xung quanh. Thực tiễn có thể được chia ra thành các hình thức cơ bản như thực tiễn sản xuất vật chất, thực tiễn chính trị – xã hội thực tiễn thực nghiệm khoa học, và cáchình thức không cơ bản như thực tiễn tôn giáo, thực tiễn đạo đức, thực tiễn pháp luật…

+ Thực tiễn sản xuất vật chất là hình thức hoạt động nguyên thủy nhất, cơ bản nhất; bởi vì nó quyết định sự hình thành, tồn

tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở không chỉ quy định các hình thức hoạt động thực tiễn khác mà còn quy định mọi hình thức hoạt động sống của con người, nó không chỉ cải biến tự nhiên mà còn cải tạo luôn cả bản thân con người.

+ Thực tiễn chính trị – xã hộilà hình thức hoạt cao nhất, quan trọng nhất; bởi vì nó làm biến đổi các quan hệ xã hội, tác động đến sự thay đổi của các chế độ xã hội loài người.

+ Thực tiễn thực nghiệm khoa học gắn liền với sự ra đời và phát triển của khoa học và của các cuộc cách mạng khoa học -

công nghệ, nó ngày càng trở nên quan trọng; bởi vì nó thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức hoạt động thực tiễn khác… 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 57)