Cá nhân và nhân cách

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 92)

- Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, xúc cảm, kinh nghiệm, thói quen v.v của con người, được hình thành tự phát dưới tác động trực tiếp của đời sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó.

1. Cá nhân và nhân cách

Trong quá trình tìm hiểu về con người, khái niệm cá nhân giúp ta tiếp cận với đặc điểm về chất của mỗi con người cụ thể. Đặc điểm ấy được thể hiện qua khái niệm nhân cách.

Khi xem xét con người là đại diện của giống, loài thì con người tồn tại với tư cách là một cá nhân. Bất cứ một con người nào cũng là một cá nhân, đại diện cho giống, loài người, đồng thời là một phần tử đơn nhất tạo thành giống, loài ấy. Còn xem xét con 85 C.Mác và Ph.Angghen, Toàn tập, T.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 11.

người là thành viên của xã hội, là chủ thể của các quan hệ thì con người tồn tại với tư cách là nhân cách. Có thể hiểu: cá nhân là phương thức biểu hiện của giống, loài; còn nhân cách là phương thức biểu hiện của mỗi cá nhân.

Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất của con người cá nhân, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nó là cái phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa thành viên xã hội này với thành viên xã hội khác.

Song, với tư cách là thành viên của xã hội, là chủ thể của các quan hệ thì không phải bất cứ cá nhân nào cũng tồn tại như một nhân cách. Chỉ có thể nói đến cá nhân như một nhân cách từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của con người. Đây là thời kỳ mà các phẩm chất xã hội đã được hình thành đầy đủ và nhân cách đã trở thành chủ thể của chính mình. Nhân cách bao giờ cũng là cá nhân đã phát triển về mặt xã hội.

Như vậy, nhân cách không phải được sinh ra mà nó được hình thành. Quá trình hình thành nhân cách là quá trình xã hội hoá cá nhân, là kết quả tác động của tất cả các quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập vào. Trong các quan hệ ấy tính tích cực của cá nhân được bộc lộ và thể hiện trong việc cá nhân phải thường xuyên điều chỉnh hành vi của mình. Sự phát triển năng lực tự đánh giá gắn liền với sự phát triển của tự ý thức, chúng làm cho “cái tôi” ngày càng được khẳng định. “Cái tôi” qui định tính cách, định hướng các giá trị để hình thành các tình cảm xã hội của cá nhân. “Cái tôi” còn là cơ sở của sự tự đánh giá, mà nhờ vào nó mà cá nhân thấy được mình trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này, cũng có nghĩa là thế giới quan của cá nhân từng bước được hình thành và được củng cố. Đến lượt mình, thế giới quan giữ vai trò quyết định khả năng hành động có mục đích, có ý thức của cá nhân có nhân cách; đồng thời, nó trở thành chiếc cầu nối liền nhân cách với xã hội xung quanh.

Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các quá trình sinh học – tâm lý – xã hội để xác lập “cái tôi”. Còn sự qui định toàn bộ hoạt động của “cái tôi” ấy là thế giới quan với tất cả các quan điểm, quan niệm, lý tưởng, niềm tin, hướng giá trị v.v.. của cuộc sống mà mỗi con người cá nhân phải trải qua trong xã hội.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w