- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình
3. Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế –xã hộ
Với học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong triết học, đã “tống cổ chủ nghĩa duy tâm ra khỏi hầm trú ẩn cuối cùng của nó, đó là lĩnh vực xã hội” và đưa đến cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thật sự khoa học. Cho đến nay học thuyết ấy vẫn còn tràn đầy sức sống và vẫn giữ được những giá trị đích thực của nó:
Thứ nhất, chính học thuyết ấy đã khẳng định: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Do đó, khi nghiên cứu, giải thích các hiện tượng xã hội chúng ta không được xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người mà phải xuất phát từ quá trình sản xuất của xã hội, từ phương thức sản xuất.
Thứ hai, học thuyết ấy cũng đã chỉ ra xã hội là một kết cấu vật chất đặc biệt, một cơ thể sống sinh động và hoàn chỉnh, bao gồm các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các mối quan hệ xã hội khác, đồng thời nó còn là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất.
Thứ ba, học thuyết ấy còn chỉ ra: sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, nghĩa là nó diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, muốn nhận thức và cải tạo xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của xã hội.
Câu 41: Phân tích các đặc trưng cơ bản trong định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin ?
• Trước C.Mác, các sử gia tư tưởng tiến bộ Pháp (Chie, Ghidô, Minhê…) đã thừa nhận sự tồn tại của các giai cấp cùng với đấu tranh giai cấp. Hầu hết các học giả tư sản ngày nay cũng không bác bỏ sự tồn tại của các giai cấp. Nhưng trả lời câu (1) C, Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.23, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 21.
hỏi giai cấp là gì? thì các lý thuyết xã hội phi mácxít chỉ đưa ra những định nghĩa mơ hồ, thiếu căn cứ khoa học. Chẳng hạn, giai cấp là tập hợp những người “cùng chức năng xã hội”, hoặc “cùng một lối sống”, “cùng mức sống”, “cùng một địa vị và uy tín xã hội”v.v.. Các lý thuyết đó đều tránh đụng tới các đặc trưng cơ bản của giai cấp, đặc biệt là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất.
• Khái niệm giai cấp được Lênin định nghĩa một cách toàn diện và sâu sắc trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” như sau: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường các quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với các tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hướng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” 61.
• Khái niệm giai cấp vốn hết sức phức tạp, do đó, định nghĩa giai cấp của Lênin cũng phức tạp một cách tương ứng cả về nội dung lẫn hình thức cấu trúc của định nghĩa.
Cách tiếp cận truyền thống định nghĩa này (bằng cách liệt kê 4 sự khác nhau với tư cách là bốn đặc trưng của giai cấp ở mệnh đề thứ nhất) là không thỏa đáng, là chưa lột tả được cả chiều rộng lẫn chiều sâu của tư duy V.I.Lênin trong định nghĩa mang tính kinh điển này.
Phân tích thấu đáo định nghĩa này của V.I.Lênin, chúng ta cần lưu ý một loạt khía cạnh phương pháp luận như sau: Thứ nhất, cần phân biệt đặc trưng về lượng với các đặc trưng về chất của giai cấp; Thứ hai, cần phân biệt đặc trưng tổng quát với các đặc trưng từng mặt quan hệ sản xuất ở mệnh đề thứ nhất; Thứ ba, cần phân biệt các đặc trưng về chất ở mệnh đề thứ nhất với mệnh đề thứ hai; Thứ tư, cần lưu ý cả hai đặc trưng về trình độ ý thức của giai cấp.
Phân tích kỹ ta thấy:
+ Trước khi đề cập tới các đặc trưng về chất của giai cấp, ở cả hai mệnh đề, V.I.Lênin đều lưu ý trước tiên đặc trưng về
lượng của giai cấp với tư cách là “những tập đoàn người”, “tập đoàn người to lớn” dù đó là giai cấp thiểu số hay đa số trong dân cư. Điều đó chứng tỏ vấn đề giai cấp cũng như vấn đề đấu tranh giai cấp là vấn đề lớn lao của đời sống xã hội, chứ không phải vấn đề của những nhóm nhỏ hay cá nhân.
+ Ở mệnh đề thứ nhất, chủ ý của V.I.Lênin tiếp cận vấn đề giai cấp trước hết từ lĩnh vực sản xuất kinh tế – đúng như tư tưởng cơ bản thứ nhất của C.Mác về giai cấp đã dạy: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”62.
Theo đó, đặc trưng tổng quát về chất của giai cấp là sự “khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử”, hoặc là thống trị, hoặc là bị trị (đương nhiên có thể có bộ phận nào đó đóng vai trò trung gian) trong kinh tế. Khái quát này của Lênin, thứ nhất, bác bỏ mọi cách giải thích duy tâm về giai cấp từ các nguồn gốc phi kinh tế; thứ hai, chỉ ra tính lịch sử cụ thể của giai cấp ở những điều kiện lịch sử cụ thể; thứ ba, đòi hỏi xem xét giai cấp trong tính chỉnh thể phức tạp vốn có của “một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử”.
Mặt khác, V.I.Lênin đã đi sâu cụ thể hóa đặc trưng tổng quát nói trên của giai cấp thành ba đặc trưng tương ứng với ba mặt cấu thành các quan hệ sản xuất. Đó là ba sự khác nhau: về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; về quan hệ tổ chức lao động xã hội; và về quan hệ phân phối.
Hiển nhiên là sự khác nhau về quan hệ sở hữu tự nó có vai trò quyết định bản chất đối với hai mối quan hệ còn lại, cũng như quyết định cả địa vị các giai cấp trong một hệ thống sản xuất xã hội nói chung. Trong mệnh đề thứ nhất này, V.I.Lênin còn có hai lưu ý vừa tinh tế vừa sâu sắc đối với vấn đề sở hữu và phân phối.
Thứ nhất, như Lênin vạch rõ, quan hệ sở hữu “thường đựơc pháp luật quy định và công nhận”. Điều đó chứng tỏ rằng các quan hệ giai cấp không tách rời quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (kinh tế) với kiến thức thượng tầng (chính trị – pháp lý), bác bỏ mọi luận điệu cho rằng chính trị, nhà nước, pháp quyền “vô tư” đối với sở hữu khác nhau của mọi giai cấp.
Thứ hai, trước khi nói tới sự khác nhau về “phần của cải xã hội ít hoặc nhiều” trong quan hệ phân phối, Lênin đã lưu ý đến sự “khác nhau về cách thứ hưởng thụ” của các giai cấp. Ai cũng biết cách thức hưởng thụ của giai cấp bóc lột thống trị xưa nay là hết sức xa hoa, lãng phí, thậm chí không tính nổi bằng tiền mà bằng bao xương máu của người lao động (ví dụ các kim tự tháp, các lăng tẩm của vua chúa).
+ Với mức độ khái quát sâu nhất và rộng nhất có thể có ở mệnh đề thứ hai, Lênin chỉ nêu hai đặc trưng cơ bản của giai cấp có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau: Một là, “tập đoàn này có thể tước đoạt lao động của tập đoàn khác”; Hai là, “các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Ở mệnh đề ngắn gọn và vô cùng súc tích này, Lênin đã thâu tóm cái bản chất sâu xa nhất, cốt lõi nhất, và cũng là phản nhân văn nhất của các quan hệ giai cấp đối kháng xưa nay - đó là vấn đề “chiếm đoạt lao động”. Chính chiếm đoạt lao động là đặc trưng bao trùm và chi phối tất cả các đặc trưng khác của giai cấp ở cả hai mệnh đề, và sâu xa hơn, nó cắt nghĩa cả nguồn gốc của giai cấp và của đấu tranh giai cấp. Hơn nữa, không phải đặc trưng nào ở mệnh đề thứ nhất về giai cấp cũng đồng nghĩa với xung đột, với đối kháng. Nhưng chừng nào và ở đâu còn chiếm đoạt lao động thì tất còn xung đột, còn đối kháng. Trong xã hội 61 V.I.Lênin, Toàn tập, T. 39, Tiến bộ, 1976, M., tr. 17-18.
phân chia giai cấp, thực chất của quan hệ giai cấp là quan hệ xung đột đối kháng. Nếu hiểu khác đi là mơ hồ về giai cấp. Triết lý nổi tiếng của C.Mác và Ph.Angghen “tước đoạt kẻ đi tước đoạt” không chỉ đúng với quy luật phủ định của phủ định chi phối toàn bộ chu kỳ phát triển trọn vẹn của lịch sử loài người (sở hữu xã hội – sở hữu tư nhân – sở hữu xã hội trên hình thức cao hơn), mà còn hợp với cả đạo lý sống cơ bản nhất của loài người.
Ơ đặc trưng còn lại của giai cấp trong mệnh đề thứ hai, V.I.Lênin đã gắn liền đặc trưng chiếm đoạt lao động không phải với “hệ thống sản xuất xã hội” (như định nghĩa thứ nhất) mà với cả “chế độ kinh tế xã hội” – nghĩa là với toàn bộ tòa nhà xã hội, cơ thể xã hội. Vì rằng, với nhiều lý do khác nhau, có những bộ phận xã hội chiếm đoạt lao động không phải do quan hệ sở hữu trong sản xuất kinh tế, mà do lợi dụng trực tiếp địa vị chính trị – xã hội. Đặc quyền đặc lợi của tầng lớp quý tộc dưới chính thể quân chủ – lập hiến là một ví dụ. Nạn hối lộ – tham nhũng xưa nay trong bộ máy nhà nước cũng là một ví dụ.
+ Ngoài các đặc trưng của giai cấp vốn mang tính vật chất đựơc khái quát trong hai mệnh đề trên, Lênin còn nhiều lần nói tới
đặc trưng về trình độ ý thức của giai cấp: Một “giai cấp tự nó” hay “tự phát” là chưa ý thức đựơc lợi ích căn bản sống còn của mình. Còn một “giai cấp cho mình” hay “tự giác” là giai cấp đã trưởng thành tới mức ý thức được lợi ích căn bản – sống còn của mình.
Chẳng hạn, trong quá trình đấu tranh chống phong kiến, giai cấp tư sản đã từng trải qua hai trình độ ý thức như vậy. Và đến lượt mình, trong quá trình đấu tranh chống CNTB và xây dựng CNXH, CNCS, giai cấp vô sản cũng không thể không trải qua hai trình độ tự phát và tự giác như vậy.
Tóm lại, phân tích kỹ định nghĩa giai cấp của Lênin, chúng ta hiểu ra rằng quan hệ giai cấp thực chất và trước hết là những quan hệ sản xuất, là “những quan hệ cơ bản, ban đầu, quyết định” – như C.Mác tổng kết – đối với tất cả các quan hệ xã hội khác. Đương nhiên, không vì thế mà có thể giản đơn quy tất cả các quan hệ xã hội khác vào quan hệ giai cấp.
Câu 42: Phân tích nguồn gốc, kết cấu của giai cấp ?