kỹ năng, kỹ xảo của mình sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm cải biến những dạng vật chất của tự nhiên tạo ra những sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu con người. Lực lượng sản xuất chính là sự thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuấtlà sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Với cách hiểu như vậy, kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
+ Người lao động là con người biết sáng tạo, sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra những vật phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người trong đời sống xã hội. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, con người với sức mạnh, kỹ năng, kỹ xảo của mình sử dụng những tư liệu sản xuất (trứơc hết là công cụ lao động) tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Người lao động được xem là yếu quyết định của lực lượng sản xuất, V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”(1). Trong quá trình sản xuất vật chất, con người tích luỹ kinh nghiệm, phát minh và sáng chế kỹ thuật, nâng cao kỹ năng lao động của mình, làm cho trí tuệ của con người ngày càng hoàn thiện hơn, do đó hàm lượng trí tuệ kết tinh trong sản phẩm ngày càng cao.
+ Tư liệu sản xuất là cái mà con người sử dụng nó trong quá trình lao động sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu được của lực lượng sản xuất.
- Tư liệu lao động là cái do con người sáng tạo ra như phương tiện lao động (hệ thống giao thông vận tải, kho chứa, nhà xưởng, v.v.) và công cụ lao động. Công cụ lao động được xem là yếu tố động và cách mạng, luôn luôn được con người sáng tạo, cải tiến và phát triển trong quá trình sản xuất, nó là “thước đo” trình độ chinh chinh phục tự nhiên của loài người và là “tiêu chuẩn” để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau.
- Đối tượng lao động bao gồm những cái có sẵn trong tự nhiên mà người lao động đã tác động vào nó và cả những cái đã trải qua lao động sản xuất, được kết tinh dưới dạng sản phẩm. Sản xuất ngày càng phát triển, thì con người phải tìm kiếm, sáng tạo ra những đối tượng lao động mới, bởi những cái có sẵn trong tự nhiên ngày càng bị con người khai thác đến “cạn kiệt”.
Trong khi con người quan hệ với tự nhiên để tiến hành sản xuất thì con người cũng phải quan hệ với nhau và được khái quát trong phạm trù quan hệ sản xuất.
Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ, lao động trí tuệ của con người đóng vai trò chủ yếu trong lực lượng sản xuất. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Dự báo (1) V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t,38, tr. 430.
hơn 100 năm trước đây của C.Mác về vai trò động lực của khoa học đã và đang trở thành hiện thực. Trong thời đại ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nhữmg mguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội. Nó vừa là ngành sản xuất riêng, vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữa hai quá trình nghiên cứu khoa học và sản xuất đã đan xen với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khoảng cách thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sản xuất được rút ngắn lại, đặc biệt khoa học đã mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Những phát minh khoa học trở thành xuất phát điểm cho sự ra đời của những ngành sản xuất mới, những thiết bị máy móc, công nghệ, nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng mới, đem lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng; khoa học trong thời đại ngày nay đã “trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, tạo thành cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
c) Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó bao gồm những mối quan hệ kinh tế cơbản như: quan hệ đối với sở hửu tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm bản như: quan hệ đối với sở hửu tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.
Trong ba mối quan hệ kinh tế cơ bản ấy thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã từng tồn tại hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân (tư hữu) và sở hữu công cộng (công hữu). Quan hệ sản xuất là do con người ta quy định với nhau nhưng nội dung của nó lại mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một ai hay một tổ chức nào. Trong tác phẩm Lao động làm thuê và tư bản, C.Mác đã khẳng định: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất”(1). Quan hệ sản xuất được xem là hình thức xã hội của một quá trình sản xuất. Ba mối quan hệ cơ bản của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống tương đối ổn định so với sự vận động và phát triển liên tục của lực lượng sản xuất.
Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hê sản xuất là hai mặt thống nhất trong phương thức sản xuất, sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện quy luật chung chi phối sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người.