- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình
1. Phạm trù Hình thái kinh tế –xã hộ
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác – Lênin đã nghiên cứu xã hội như một kết cấu vật chất đặc biệt, phức tạp, liên kết các yếu tố nội tại thành một hệ thống chỉnh thể và không ngừng vận động, phát triển. Đó chính là Hình thái kinh tế - xã hội. Vậy, Hình thái kinh tế - xã hội là gì?
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, bao gồm: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Khi nghiên cứu một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, C.Mác bắt đầu từ việc đi sâu phân tích mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (quan hệ sản xuất), xem nó là quan hệ cơ bản, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội khác. Nó là “bộ xương” của xã hội, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội.
Song, quan hệ sản xuất lại được hình thành một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà nó chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, lực lượng sản xuất (quan hệ giữa con người với tự nhiên) quyết định cả sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế – xã hội
Trong hình thái kinh tế – xã hội còn có bộ phận thứ ba, đó là kiến trúc thượng tầng (các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thể chế tương ứng) được xây dựng trên sự tổng hợp những quan hệ sản (2) Sđd, tr. 15.
xuất (cơ sở hạ tầng) của xã hội ấy. Kiến trúc thượng tầng tuy do cơ sở hạ tầng quy định, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài ra, trong cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ gia đình, dân tộc và quan hệ giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và các quan hệ xã hội khác… Các yếu tố ấy của hình thái kinh tế - xã hội tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thương tầng, quy luật đấu tranh giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và các quy luật kinh tế - xã hội khác.