Chủ nghĩa trực giác coi trực giác là khả năng nhận thức thần bí, siêu lý tính, phi lôgích, phi lịch sử; Chủ nghĩa duy lý coi trực giác chỉ là hình thức nhận thức lôgích được “cô đặc”,

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 59)

nhận thức lôgích được “cô đặc”,

53Tính bỗng nhiên, trực tiếp của trực giác không có nghĩa là nó không dựa vào những tri thức có được trước đó, mà ngược lại nó luôn dựa trên cơsở kinh nghiệm, tri thức có được trước đó, dựa trên sự “môi giới” của toàn bộ thực tiễn và nhận thức của con người. Còn tính không ý thức được sở kinh nghiệm, tri thức có được trước đó, dựa trên sự “môi giới” của toàn bộ thực tiễn và nhận thức của con người. Còn tính không ý thức được không có nghĩa là trực giác hoàn toàn độc lập với ý thức, xa lạ với các quy luật lôgích, mà ngược lại nó là kết quả hoạt động trước đó của ý thức, là hình thức nhận thức mà ở đó nhiều tiền đề, nhiều hình thức suy luận được giản lược. Chính sự dồn nén trí tuệ và tri thức cao độ dẫn đến sự “bùng nổ” của trực giác; vì vậy, trực giác là sản phẩm của tài năng, của sự say mê và bền bỉ lao động khoa học nghiêm túc. Trực giác thể hiện tính sáng tạo cao nhất và có vai trò hết sức to lớn trong sự phát minh khoa học – kỹ thuật.

Nhận thức thông thường được hình thành một cách trực tiếp, tự phát từ trong cuộc sống lao động hàng ngày của con người và chi phối một cách thường xuyên mạnh mẽ hành vi hoạt động của con người, đồng thời, nó mang lại những vật liệu cần thiết cho sự hình thành nhận thức nghệ thuật, khoa học, triết học cũng như thế giới quan của con người. Nhận thức thông thường biến đổi nhanh chóng cùng với quá trình biến đổi của thực tiễn lịch sử – xã hội và mang tính giá trị rõ rệt đối với quá trình sống còn của con người. Bởi vì trong nó có cả những yếu tố tình cảm lẫn lý trí, sự thật lẫn hoang đường, tôn giáo lẫn khoa học.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 59)