Quan niệm về giới tự nhiên và con ngườ

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 27)

Dựa trên truyền thống duy vật, Phoiơbắc cho rằng: vật chất có trước ý thức; giới tự nhiên tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó; không gian, thời gian và vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất – giới tự nhiên; bản thân giới tự nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại; trong những điều kiện nhất định, quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học mà cao hơn là con người và đời sống xã hội của con người; con người muốn hiểu giới tự nhiên phải xuất phát từ chính bản thân mình, thông qua cảm giác và tư duy của chính mình – một đóa hoa rực rỡ của giới tự nhiên, để nhận thức giới tự nhiên, tức tất cả những gì không phải là siêu nhiên…

Phoiơbắc cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên, vì con người là sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ sở không thể thiếu của đời sống con người. Con người dựa vào giới tự nhiên để được thỏa mọi nhu cầu cần thiết như ăn, mặc, ở, sinh đẻ... Còn những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng, suy nghĩ, hiểu biết của mỗi con người, mà xét đến cùng, chúng làm cho người này không giống người kia. Do đó, theo Phoiơbắc, con người vừa mang bản tính cá nhân, và con người – cá nhân cũng mang bản tính cộng đồng.

Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí, có ý chí, có trái tim… của riêng mình để nhận thức, để khát vọng đam mê, để rung động cảm xúc... Đó là con người đang tồn tại bằng xương, bằng thịt, đang sống, đang làm việc, đang yêu, đang nhận thức như mỗi chúng ta, chứ không phải con người trong ý tưởng - con người trừu tượng. Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một năng lực sáng tạo kỳ vĩ, năng lực này bắt nguồn từ trong cá tính cá nhân của mỗi con người, chứ không phải xuất phát từ Thượng đế.

Do mang bản tính cộng đồng, mà mỗi con người cá nhân bị ràng buộc với những người khác. Hạnh phúc của mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi con người mà là hạnh phúc được kiếm tìm trong sự hòa hợp với mọi người, trong cộng đồng.

Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một tình yêu mênh mông dành cho con người, tình yêu cũng tuôn trào từ bản tính cộng đồng của con người chứ không phải bắt nguồn từ Thượng đế.

Từ đây, Phoiơbắc coi bản chất con người là tổng thể các nhu cầu, khả năng, khát vọng, ham muốn… Bản chất đó chỉ thật sự sống động khi mỗi cá nhân con người được sống trong sự thỏa mãn nhu cầu tự nhiên và sự chan hòa với nhau trong cộng đồng xã hội.

Theo Phoiơbắc, con người thật sự luôn hành động một cách tự do theo tình cảm đam mê, theo nhu cầu lợi ích, theo tình yêu khát vọng… của mình. Nhưng cái tự do đó không tách ra khỏi sự bó buộc, không nằm ngoài mối quan hệ với các sự vật tự nhiên hay cộng đồng nhân loại. Trong hạnh phúc có cả tự do và tất yếu. Vươn đến hạnh phúc là biến hành động tất yếu thành hành động tự do. Con người chỉ đạt được tự do khi nhu cầu được đảm bảo, khả năng được thực hiện, khát vọng ham muốn được tuôn tràn…, nghĩa là bản chất người được thể hiện. Đời sống hạnh phúc chỉ có được khi hành động tự do của con người thống nhất với những điều kiện sống của họ. Vì vậy, muốn sống hạnh phúc, con người cần phải cải tạo điều kiện sống sao cho phù hợp với bản tính của mình.

Bản tính vừa cá nhân vừa cộng đồng của con người, theo Phoiơbắc, là cơ sở của tính ích kỷ hợp lý, – thống nhất tính ích kỷ cá nhân với tính ích kỷ cộng đồng xã hội. Tính ích kỷ hợp lý đòi hỏi các quyền lợi riêng tư của mỗi cá nhân con người phải phù hợp hài hòa với quyền lợi chung của cộng đồng xã hội. Phoiơbắc cho rằng, tình yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện

vừa là mục đích của sự hòa hợp xã hội, và hơn thế nữa, nó còn là động lực tiến bộ xã hội, bởi vì nó là sự thể hiện rõ nhất bản chất người trong mỗi con người. Phoiơbắcquan niệm rằng: Chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết yêu; và một đứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người.

Tuy nhiên, trong “biển trời” mênh mông của tình yêu thì, tình yêu của người đàn ông dành cho người đàn bà là tình yêu đích thực. Đối với Phoiơbắc, con ngườitình yêuchỉ là một, chúng không thể tách rời nhau.

Nhìn chung, quan niệm của Phoiơbắc về con người thể hiện quan điểm của giai cấp tư sản muốn khẳng định cá tính sáng tạo của mỗi con người. Nó có ưu điểm là đã quan tâm đến con người (chủ yếu mặt tự nhiên - sinh học); song, nó còn có hạn chế là đã tuyệt đối hóa tình yêu, coi tình yêu là bản chất con người mà không chú ý mặt lịch sử - xã hội, không thấy điều kiện chính trị - xã hội mà con người phải sống trong đó. Quan niệm về con người của ông rất trừu tượng, bởi vì nó không mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc.

Một phần của tài liệu NGÂN CÂU CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC CAO HỌC (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w