- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,
4.3.1.Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nộ
4.3.3. Đối với chính phủ
– Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi:
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nước không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả ngân hàng phải gánh chịu.
Do vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và cso một khaỏng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.
- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai:
Hiện nay ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm.
Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác thông tin chưa được tin học hóa mà chủ yếu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát. Do vậy các ngân hàng thương mại thường không có được đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin về một
cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa phương nới cá nhân cư trú nhưng cũng chỉ thu thập được những thông tin sơ sài như tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, những người có tên trong cùng sổ hộ khẩu còn những thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó... thì không một cơ quan nào lưu giữ. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như Thuế, Công an... rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quan Thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhưng báo cáo tài chính gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.
Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trước hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành:
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng (các thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số trung bình ngành như các tỷ số tài chính, giá thành….) hiện vẫn còn nhiều hạn chế, và hầu như là không có. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, qua đó giúp các tổ chức tín dụng có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng.
- Thực hiện hiện đại hoá công nghệ đăng ký giao dịch bảo đảm, để đảm bảo việc tiếp nhận và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để được nhánh chóng, chính xác thuận tiện hơn cho khách hàng cũng như ngân hàng thương mại. Hơn thế nữa đảm bảo cho ngân hàng thương mại kiểm soát, xử lý nhanh chóng được kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của ngân hàng thương mại đối với bên thứ ba thông qua thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
hữu tài sản tránh sự chồng chéo như kê biên tài sản đang thế chấp, Tuyên huỷ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng lại không đúng trình tự pháp luật hay có giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp để thế chấp, nhưng vẫn bị kết luận là không có quyền sở hữu hợp pháp do có nguồn gốc hình thành trái pháp luật làm ví dụ), các cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hướng dẫn không đầy đủ về thông tin, quyền lợi, nghĩa vụ ... dẫn đến tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và /quyền sử dụng đất ở sai lệch mục đích của người sử dụng và /sở hữu tài sản.
KẾT LUẬN
Mặc dù với nỗ kiến thức của bản thân tích luỹ được trong suốt khoá học, kinh nghiệm công tác tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội và sự tận tình hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy, cô trong khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này cũng đã đạt được những thành công nhất định đối với việc nghiên cứu, tổng hợp những kiến thức về mặt lý luận tương đối phong phú đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại để có được cách nhìn tổng quan cũng như hiểu được sâu hơn về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại: về khái niệm, về các nhân tố ảnh hưởng, về các tiêu thức đánh giá… từ đó làm cơ sở để nhìn nhận vào thực tiễn chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An. Trên cơ sở xem xét thực tế hoạt động, với thực trạng tín dụng của một số năm qua làm minh chứng cho cơ sở lý luận, từ đó kết hợp với lý luận để phân tích, đánh giá chỉ ra được những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An.
Đề tài cũng đã làm sáng tỏ lý thuyết gắn với thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, cụ thể là hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An và hơn thế nữa là đã đưa ra được một số giải pháp mang tính
thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như thực trạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An để từ đó giúp cho chi nhánh có thể khắc phục được những tồn tại trong chất lượng tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc cải tiến mô hình tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng, qui trình và qui chế, nâng cao chất lượng thẩm định cũng như xử lý nợ xấu tồn tại của chi nhánh trong giai đoạn tới. Cuối cùng, đóng góp lớn hơn cả thông qua chất lượng tín dụng là đảm bảo được tính thanh khoản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An nói riêng cũng như hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nói chung trước tình hình nền kinh tế, thị trường tài chính - tín dụng nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Đồng thời bài viết cũng đưa ra được một số kiến nghị mang tính thời sự tới Ngân hàng nhà nước Việt nam, Chính phủ, các bộ ngành để giải quyết tạo hành lang pháp lý cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam có được những cơ hội tốt hơn nữa, trước hết là trong hoạt động tín dụng, để phát triển khai thác có hiệu quả những tiềm năng, vươn lên trong cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài đang cùng hội nhập vào thị trường Việt Nam.