- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,
4.3.1.Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nộ
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Không ngừng nâng cao chất lượng của Cán bộ công chức Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, địa phương nhằm thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín dụng theo đúng chức năng, tránh sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung cũng như ngân hàng thương mại nói riêng, tạo ra quyền chủ động cao cho các ngân hàng thương mại trước sự biến đổi nhanh chóng và quyết liệt của thị trường tín dụng.
- Đổi mới việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, luôn lấy việc thanh tra, kiểm tra để làm phòng ngừa hơn là thực hiện bắt lỗi các ngân hàng thương mại. Thực hiện phòng và chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước này một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
– Đối với CIC nên xây dựng hệ thống hỗ trợ các Ngân hàng trong việc xếp hạng tín nhiệm tín dụng. Tăng cường mối liên kết với các ngành nghề để có thể thu thập thêm nhiều thông tin về các nhóm hàng chủ yếu trong nền kinh tế, giúp cho Ngân hàng có nhiều thông số để có thể đánh giá các dự án chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro đối với ngành Ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để sớm có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm giúp cho các ngân hàng thương mại có đủ cơ sở dữ liệu, thông tin để có thể đánh giá một cách chính xác về việc xếp hạng tín dụng đối với các khoản vay.
– Cải cách hệ thống văn bản pháp luật trong hoạt động tín dụng: để tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho các cán bộ Ngân hàng khi xem xét các khoản tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần sớm có văn bản pháp quy mới cho hoạt động tín dụng trên cơ sở tổng hợp các văn bản hiện hành, và bổ sung các văn bản mới phù
hợp với tình hình phát triển hiện nay.
– Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng nhà nước với chức năng là ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Do đó Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ phải kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
– Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể về bảo mật và cung cấp, khai thác, xử lý thông tin. Tiến hành thành lập hội đồng kiểm duyệt, kiểm tra, đánh giá, xác nhận thông tin đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, xác thực của thông tin. Nới lỏng nguồn cung cấp thông tin cũng như nguồn được khai thác thông tin tín dụng.
– Giao quyền tự chủ cho Ngân hàng thương mại trong việc xây dựng qui định biện pháp bảo đảm an toàn trong cho vay. Nguyên tắc cao nhất để Ngân hàng thương mại quyết định cho vay là dựa trên năng lực tài chính, uy tín khách hàng, thông tin về khách hàng.
– Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493 đã là một sự thay đổi lớn so với trước đây, tiến gần hơn đến chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, các tiêu chí này vẫn chưa phản ánh được chính xác chất lượng của hoạt động tín dụng. Các tiêu chí mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khoản vay mà chưa đánh giá khách hàng vay. Hơn nữa, việc áp dụng tỷ lệ lập dự phòng rủi ro cố định cho từng nhóm nợ có thể không phản ánh chính xác tình hình thu hồi nợ vay của khách hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần tiến hành nghiên cứu, xem xét việc phân loại nợ trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu về khách hàng, tỷ lệ trích lập có thể linh hoạt hơn.
Với môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ một ngân hàng thì không thể khắc phục được. Vì vậy, cần phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để làm được điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng nhà nước tới toàn hệ thống ngân hàng dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.