- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,
Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An
4.2.2. Hoàn thiện mô hình tín dụng và qui trình tín dụng
Hiện chi nhánh đang thực hiện mô hình tín dụng mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là một mô hình mới được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2010. Theo đó hoạt động tín dụng tách riêng thành 03 bộ phận riêng biệt là Quan hệ khách hàng; Thẩm định và Hỗ trợ tín dụng. Trong đó:
- Bộ phận Quan hệ khách hàng với chức năng nhiệm vụ chính là tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và đề xuất cấp tín dụng, đề xuất giải ngân (không
quyết định cho vay);
- Bộ phận Thẩm định với chức năng nhiệm vụ chính là: Xem xét phê duyệt cấp tín dụng một cách độc lập trên cơ sở đề xuất cấp tín dụng của Bộ phận Quan hệ khách hàng.
- Bộ phận Hỗ trợ tín dụng với chức năng chính là xem xét giải ngân cho khách hàng một cách độc lập trên cở sở đề xuất giải ngân của bộ phận Quan hệ khách hàng. Đồng thời, bộ phận Hỗ trợ tín dụng là bộ phận lưu trữ hồ sơ tín dụng.
Việc áp dụng mô hình trong hoạt động tín dụng như trên thì với mỗi nghiệp vụ cấp tín dụng hay giải ngân đều được xem xét bởi ít nhất hai bộ phận độc lập nhau, điều đó giúp hạn chế rất lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh mô hình bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng để phù hợp mô hình tín dụng mới với thị trường cạnh tranh hiện nay. Mục đích đặt ra đòi hỏi phải có bộ máy kiểm soát rủi ro đảm bảo phân tách được công việc, tránh chồng chéo công việc lặp lại mà các bộ phận kinh doanh đã làm. Hướng phân tách công việc từ chi nhánh đến Hội sở chính như sau:
+ Các bộ phận thẩm định tín dụng trực tiếp tại các đơn vị kinh doanh: thực hiện việc thẩm định mang tính vi mô và cụ thể vào các công việc: Tài chính, phương án, tài sản thế chấp, Pháp nhân/thể nhân, các quan hệ kinh tế liên quan.
+ Các bộ phận tái thẩm định (Quản lý tín dụng) tại Hội sở chính: xử lý tập trung vào các công việc mang tính vĩ mô hơn như: kinh tế ngành, chính sách của Nhà nước đối với ngành, ảnh hưởng của kinh tế khu vực, thế giới tới nền kinh tế và tới ngành kinh tế, các vấn đề khác mà các bộ phân thẩm định tín dụng trực tiếp chưa thực hiện phân tích, đánh giá.
+ Việc thẩm định cũng như tái thẩm định phải được tranh luận trên cơ sở có cấp lãnh đạo có đủ thẩm quyền tham dự để quyết định các vấn đề mấu chốt trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan các khía cạnh thẩm định và tái thẩm định gắn với mục tiêu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, với thực tế thị trường và xu hướng vận động của thị trường.
hành thành lập Hội đồng tín dụng nhằm thực hiện việc phán quyết với các dự án, phương án vay vốn lớn theo qui định cần phải được thông qua Hội đồng tín dụng. Thành phần Hội đồng tín dụng gồm: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Bộ phận Tái thẩm định Hội sở, Giám đốc chi nhánh, Bộ phận thẩm định cấp chi nhánh, Bộ phận tái thẩm định cấp chi nhánh. Tuỳ theo Hội đồng thẩm định cấp nào thì có các thành phần trong Hội đồng sẽ khác nhau. Đối với Ban tín dụng cấp chi nhánh gồm: Giám đốc / Phó Giám đốc chi nhánh (người phụ trách hoạt động tín dụng của chi nhánh), Trưởng phòng kinh doanh (Khách hàng Doanh nghiệp/khách hàng cá nhân), cán bộ tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp/khách hàng cá nhân, Trưởng phòng Tái thẩm định và cán bộ trực tiếp tái thẩm định. Khi họp Ban tín dụng thì Giám đốc/ Phó Giám đốc nghe các bên thẩm định và tái thẩm định tranh luận về các vấn đề liên quan đến rủi ro và an toàn của khoản vay cũng như các vấn đề khác liên quan đến đề xuất cho vay hay từ chối đối với khảon vay, từ đó sẽ có được thông tin từ hai chiều để nhận định, đánh giá và ra quyết định cuối cùng đối với khoản vay.
Đối với Qui trình tín dụng: Do qui trình nghiệp vụ tín dụng được ban hành đã lâu, mang tính chất chỉ dẫn các bước cho vay cơ bản trong điều kiện kinh tế - xã hội cũng như cạnh tranh tại thời điểm các năm trước đó, Để phù hợp với hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay, trước cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn có sự góp mặt của các ngân hàng thương mại nước ngoài, nên Qui trình nghiệp vụ tín dụng phải được thay đổi theo hướng sau:
+ Qui trình nghiệp vụ tín dụng phải tạo ra được khung chung hướng dẫn trình tự hoạt động tín dụng và cần được sửa đổi, bổ sung hay ban hành lại cho phù hợp với sự thay đổi môi trường tín dụng: Pháp luật, điều kiện cạnh tranh, môi trường kinh tế của doanh nghiệp.
+ Ngoài qui trình nghiệp vụ tín dung chung, đối với từng nhóm, từng ngành hàng, lĩnh vực .... là thị trường mực tiêu của ngân hàng, cần có chính sách, các văn bản hay qui trình con để hướng dẫn cụ thể hơn cho quá trình thẩm định, đặc biệt là sự khác biệt giữa các ngành, lĩnh vực... về tiềm lực tài chính, về triển
vọng phát triển, vị thế tương quan với ngân hàng.... thì cần có những bước thẩm định thích hợp, chuyên sâu hơn và có hiệu quả cao nhất để nâng cao được khả năng cạnh tranh.
Theo đó thì quy trình cấp tín dụng được thực hiện qua các bước như sau: - Bước 1: Tiếp thị khách hàng về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An, toàn bộ cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện hành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An tới các khách hàng.
- Bước 2: Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng.
- Bước 3: Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp nhận toàn bộ hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu đối với từng loại sản phẩm tín dụng.
- Bước 4: Đánh giá và phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng trên các mặt.
- Bước 5: Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của Cán bộ quan hệ khách hàng kèm theo hồ sơ vay vốn, Bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phệ duyệt cấp tín dụng.
- Bước 6: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý - Bước 7: Đề xuất và quyết định giải ngân
- Bước 8: Bộ phận Hỗ trợ tín dụng giao nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin và hệ thống Intellect.
- Bước 9: Giải ngân
- Bước 10: Bộ phận hỗ trợ tín dụng Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay - Bước 11: Bộ phận hỗ trợ tín dụng Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí - Bước 12: Bộ phận hỗ trợ tín dụng Điều chỉnh tín dụng
- Bước 13: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
- Bước 14 Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ