2.2.3.2.Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 42 - 47)

- Nghiên cứu chất lượng tín dụng của một ngân hàng TMCP tại tỉnh Nghệ An Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: chất lượng tín dụng của các đối tượng

2.2.3.2.Đối với khách hàng

- Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho khách hàng.

- Tín dụng ngân hàng bổ sung vốn, tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy tiêu dùng mạnh hơn.

- Tín dụng ngân hàng giúp khách hàng tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.

- Tín dụng ngân hàng tác động tích cực đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho khách hàng

2.2.3.3.Đối với xã hội

- Thúc đẩy sự tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế: sự tăng trưởng kinh tế được dựa trên sự tăng trưởng của từng doanh nghiệp, từng ngành trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động tín dụng đã hỗ trợ một khối lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp, các ngành để không ngừng mở rộng đầu tư - kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng trưởng với tốc độ hợp lý, góp phần trực tiếp vào thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng thương mại cho vay tín dụng trên cơ sở các dự án/phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay (gốc + lãi). Thông qua hoạt động tín dụng sẽ kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, đảm bảo khai thác có hiệu quả trong hoạt động. Với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp có được điều kiện nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của mình và về số lượng cũng như chất lượng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.

- Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các doanh nghiệp đă góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta. Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêu cực xă hội. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động dôi thừa trong nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố. Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho người lao động, đời sống văn hóa, kinh tế, xă hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng nhích lại gần nhau, hạn chế bớt sự phân hóa bất hợp lư trong xă hội, giữ vững an ninh chính trị.

Ngoài ra tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, điển h́ình là chính sách xóa đói giảm nghèo, tín dụng ngân hàng thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên giàu hơn, chính v́ì lẽ đó các tệ nạn xă hội dần dần được xoá bỏ như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan,... nâng cao tŕình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động.

cố và phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

2.3. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

2.3.1. Khái niệm

Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng về vốn vay phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương cũng như của nhà nước, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, và thoả mãn được nhu cầu về vốn của khách hàng cũng như tạo tâm lý thoải mái cho họ trong và sau khi giao dịch với ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các Ngân hàng. Tuy vậy để đưa ra một khái niêm đúng về chất lượng tín dụng không phải là dễ, bởi lẽ mỗi khái niệm đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan điểm nào. Như ta đã biết mỗi quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng tín dụng.

Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng:

Khách hàng là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng vì nó là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu của họ là tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Chính vì thế với khách hàng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cái họ quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, quy mô, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.

Do đó theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là: Sự thoả mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện, lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ...

Chất lượng tín dụng theo quan điểm của ngân hàng:

Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế Ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh làm sao để đem lại càng nhiều thu nhập cho chủ sở hữu thì càng tốt. Nhưng điều rất khác của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp khác là Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: Nhận gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.

Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận hay mối quan hệ giữa an toàn và khả năng sinh lời là mối quan hệ biện chứng. Mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tư là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Về nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tư càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại.

Hơn nữa hoạt động của ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro bởi lẽ số tiền ngân hàng cho vay có tới hơn 50% là nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu. Vì thế nếu như Ngân hàng không cân nhắc thận trọng thì sẽ lâm vào tình trạng “ Mất khả năng thanh toán “.

Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán thì sẽ hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Do đó theo quan điểm của Ngân hàng chất lượng tín dụng được hiểu là: Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Chất lượng tín dụng theo quan điểm của xã hội:

Thông qua các khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp cho các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, các hoạt động như tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển theo chiều sâu...sẽ được tiến hành và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy đứng trên quan điểm của xã hội để đánh giá chất lượng tín dụng thì chất lượng tín dụng là: Sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của Ngân hàng đem lại.

Như ta thấy, chất lượng là đặc tính, công dụng của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng (được xã hội thừa nhận - mang tính xã hội), như vậy chất lượng ở đầy chủ yếu nhằm đáp ứng cho xã hội và đó là mục đích hàng đầu cũng là mục đích cuối cùng mà người cung cấp quan tâm trước khi đạt được mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên tín dụng là một dịch vụ đặc biệt và nó cũng được cung cấp bởi một tổ chức đặc biệt hơn đó là Ngân hàng thương mại, do đó chất lượng tín dụng cũng mang tính đặc biệt hơn cả. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ: Thứ nhất là dịch vụ, nhưng nó phải mang tính hoàn trả cao. Thứ hai là chính vì tính hoàn trả đó mà để thực hiện được chắc chắn tình hoàn trả thì dịch vụ này phải đáp ứng được cả yêu cầu của người dùng và Ngân hàng thương mại (người bán, người phục vụ). Thứ ba là như hàng hoá thông thường chỉ được đa số người tiêu dùng thừa nhận và sử dụng, nhưng dịch vụ tín dụng ở đây phải được xem xét và thừa nhận đặc biệt hơn nữa là trên góc độ vĩ mô quản lý Nhà nước về kinh tế. Như vậy Chất lượng tín dụng được hiểu gắn liền với nhiều góc độ xem xét, nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau từ nguời khách hàng, Ngân hàng thương mại, xã hội:

- Khách hàng vay vốn: là sự đáp ứng tốt nhất về thủ tục, qui mô tín dụng, thời gian xét duyệt, giải ngân, thời hạn và lãi suất cho vay, phong cách phục vụ.... hay là đáp ứng được cơ hội kinh doanh và sự hài lòng trong phục vụ, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho khách hàng.

- Khách hàng gửi tiền: thể hiện sự đáp ứng tốt về Lãi suất huy động, về tính thanh khoản khi khách hàng rút tiền gửi đến hạn, trước hạn.

- Nền kinh tế: Thúc đẩy được sự tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ, cơ cấu ngành trong nền kinh tế và đảm bảo góp phần kiềm chế lạm phát và hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế khác của Nhà nước.

- Ngân hàng thương mại: trước hết đảm bảo được khả năng an toàn (đảm bảo thu hồi vốn vay đúng hạn đáp ứng tốt khả năng thanh khoản) và khả năng sinh lợi (đảm bảo thu hồi đủ lãi cho vay và đồng thời thu hút tốt hơn các dịch vụ khác cho Ngân hàng tạo nguồn thu nhập cao, ổn định) là mục tiêu quan trọng và mang tính

tổng quát nhất. Ta có thể hiểu thêm cụ thể hơn trong các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Như vậy, với một số lĩnh vực cơ bản, ta có thể hiểu được chất lượng tín dụng theo quan điểm từng lĩnh vực. Chất lượng tín dụng luôn được gắn với bối cảnh, điều kiện, tác dụng... của từng lĩnh vực, từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đặc biệt là bối cảnh về kinh tế.

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 42 - 47)