Nâng cao chất lượng quản lý nợ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 122 - 124)

- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,

4.2.3.Nâng cao chất lượng quản lý nợ

Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

4.2.3.Nâng cao chất lượng quản lý nợ

nâng cao chất lượng quản lý nợ. Từ năm 2009 đến nawm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ngày càng tăng và dần vượt khỏi sự kiểm soát của chi nhánh. Do đó chi nhánh cần chú trọng đến công tác quản lý nợ. Theo đó,chi nhánh cần phải thực hiện:

- Chỉ tiêu xử lý nợ xấu phải được được đưa vào chỉ tiêu thực hiện kế hoạch hàng năm, hàng quý đối với chi nhánh. Trên cơ sở đó là kế hoạch tới từng phòng, ban và từng cá nhân trong xử lý nợ xấu.

- Nợ xấu phát sinh phải được xác định là trách nhiệm của cả bộ máy hoạt động tín dụng các cấp liên quan, do đó cần phải xây dựng cơ chế xử lý nợ rõ ràng, phân chia trách nhiệm đến từng cá nhân liên quan mà trách nhiệm trước hết thuộc về người lãnh đạo đứng đầu trong hoạt động tín dụng thì mới đảm bảo được người lãnh đạo có trách nhiệm cao và khách quan nhất trong việc xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu phải được công khai, minh bạch có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới để tạo ra được sức mạnh đoàn kết và đồng bộ trong quá trình xử lý nợ mới mang lại hiệu quả cao.

- Thực hiện phân loại nợ, chuyển nợ, gia hạn nợ theo đúng quy định. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, xác định đầy đủ mức phải trích dự phòng rủi ro và cân đối khả năng trích dự phòng rủi ro thực tế. Rà soát đánh giá thực trạng dư nợ nhóm 2 để có biện pháp để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp và giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2.

- Tập trung quản lý nợ để sớm phát hiện những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro theo các mức độ khác nhau để có biện pháp xử lý kịp thời, phấn đấu giảm nợ quá hạn, giảm dần các khoản nợ phải gia hạn, nợ quá hạn và các khoản nợ xấu.

- Chủ động thành lập quỹ xử lý rủi ro, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ có vấn đề. - Tùy theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mức độ và sự trầm trọng của

việc thiếu khả năng thanh khoản và tính chất của khoản nợ để bộ phận quản lý nợ thực hiện xử lý các khoản nợ theo một trong các biện pháp sau:

+ Tiếp tục theo dõi khoản nợ theo chế độ đặc biệt, tìm mọi biện pháp để tận thu. + Bán nợ cho công ty quản lý và khai thác tài sản hoặc bán cho bên thứ ba để

+ Xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn hoặc buộc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả thay.

+ Dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý tất toán khoản nợ

+ Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xử lý, tránh để xảy ra tiêu cực thất thoát tài sản

+ Đối với các khoản nợ được điều chỉnh, việc cơ cấu lại có thể bao gồm việc khách hàng thanh toán khoản vay cho ngân hàng bằng đất đai, các khoản phải thu hoặc các tài sản khác của một bên thứ ba, gán nợ hoặc thanh toán một phần khoản vay hoặc thêm khách hàng vay. Do tính phức tạp của khoản nợ được điều chỉnh (thường có sự phân nhượng đối với khách hàng vay vốn) nên giao dịch này phải được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt. Để giảm thiểu rủi ro, chính sách của ngân hàng về điều chỉnh các khoản nợ cũng phải quy định rõ ràng, đảm bảo cho các điều khoản của chính sách được thực hiện hoàn hảo trên quan điểm về kế toán và kiểm soát. Ngân hàng phải tính toán lại khoản vay vay được cơ cấu lại bằng cách giảm bớt các số liệu đầu tư cho phù hợp với giá trị hiện thời có tính đến các nhân nhượng và thời điểm cơ cấu lại.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 122 - 124)