Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 111 - 113)

- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,

3.4.3.2.Nguyên nhân khách quan

3.3.2.2.Tính năng, công dụng của sản phẩm tín dụng

3.4.3.2.Nguyên nhân khách quan

- Chưa xây dựng được hệ thống chính sách đồng bộ về hoạt động tín dụng: đặc biệt là các qui chế, chế tài liên quan đến việc xem xét, đánh giá chất lượng tín dụng, phân chia trách nhiệm đến từng Cán bộ nhân viên quản lý cũng như trực tiếp làm tín dụng để có được sự động viên khen thưởng, xử phạt kịp thời (điều chuyển công tác, cách chức, cho nghỉ việc, buộc bồi thường...) trong việc chấn chỉnh, chỉ đạo hoạt động tín dụng để tạo ra động lực và trách nhiệm cho cán bộ quản lý cũng như cán bộ tín

dụng phấn đấu từ đó sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, chưa nghiên cứu, đánh giá được về các ngành, lĩnh vực để từ đó tạo lập được định hướng cho hoạt động tín dụng trên cơ sở xây dựng các định mức cụ thể hơn về cơ cấu tín dụng trong toàn hệ thống.

- Chưa chuyên môn hóa sâu các bộ phận chuyên trách hỗ trợ tín dụng chi nhánh tại Hội sở: Các bộ phận phụ trách ban hành các sản phẩm tín dụng, các bộ phận phụ trách phát triển thương hiệu mới thành lập năm 2011 dẫn tới chưa thực hiện tốt công tác quảng bá thương hiệu, chưa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nhằm tăng tính cạnh tranh giữa chi nhánh và các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, đặc biệt là trong việc xử lý nợ nói chung. Trong thời gian qua còn có sự nhầm lẫn về cách hiểu các Hợp đồng thế chấp và bảo lãnh giữa các ngân hàng và tòa án.

- Ý thức của khách hàng: Ý thức của khách hàng trong việc trả nợ vay rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Đối với nợ khi đã quá hạn với một số khách hàng trước hết thường kém ý thức, kém hiểu biết về pháp luật, nên dẫn đến tình trạng chây ỳ làm cho việc xử lý nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn hơn dẫn đến nợ xấu gia tăng, đặc biệt là nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR đưa ra hạch toán ngoại bảng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu hồi với hy vọng cuối cùng là nhằm tránh tổn thất cho chi nhánh. Như trường hợp của khách hàng Ngô Quang Hùng chây ỳ không thanh toán nợ kéo dài mặc dù vẫn có tài sản khác, cho đến khi chi nhánh buộc phải đưa ra toà án Kinh tế Nghệ An để khởi kiện thì khách hàng mới thực hiện bán tài sản khác để thanh toán nợ cho ngân hàng.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 111 - 113)