- Nghiên cứu chất lượng tín dụng của một ngân hàng TMCP tại tỉnh Nghệ An Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: chất lượng tín dụng của các đối tượng
2.1.2.3.Các hoạt động khác của Ngân hàng thương mạ
- Kinh doanh ngoại tệ: Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại là mảng kinh doanh không chỉ đóng góp vào lợi nhuận mà còn mang tính chất phục vụ khách hàng nhằm tăng tiện ích (trọn gói) trong hoạt động dịch vụ của Ngân hàng thương mại. Các phương thức kinh doanh ngoại tệ bao gồm: Giao dịch trao ngay: Là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ xác định tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán; Giao dịch có kỳ hạn: Là giao dịch mà hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày ký kêt giao dịch; Giao dịch hoán đổi: Là giao dịch đồng thời cả hai giao dịch mua và bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại thời điểm ký kết và với thời hạn khác nhau.
- Bảo quản vật có giá: Là nghiệp vụ chủ yếu cho thuê két: Bảo quản vàng bạc đá quý: Khi khách hàng có nhu cầu bảo quản vàng bạc đá quý tại Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng thương mại sẽ lưu tài sản của khách hàng trong két và thu phí bảo quản trên cơ sở số lượng, khối lượng vật có giá; Bảo quản giấy tờ có giá: tương tự trên, nhưng chủ yếu thu phí theo mức theo một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở giá trị và tầm quan trọng của giấy tờ có giá.
- Đầu tư
+ Đầu tư ngắn hạn: chủ yếu là Kinh doanh chứng khoán, là hoạt động đầu tư mang tính ngắn hạn trên thị trường chính thức hoặc phi chính thức nhằm thu lợi về cho Ngân hàng thương mại, thông thường với qui mô nhỏ các Ngân hàng thương mại thường đầu tư thông qua phòng Dự án đầu tư hay phòng đầu tư chứng khoán. Trường hợp qui mô đủ lớn thì các Ngân hàng thương mại thường thành lập Cty chứng khoán trực thuộc (Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc cổ phần…) để thực hiện kinh doanh nghiệp vụ này mang tính chuyên nghiệp hơn. Kinh doanh chứng khoán mang lại cho Ngân hàng thương mại nguồn thu nhập tương đối lớn trong giai đoạn vừa qua ở Việt Nam (chiếm có thể lên tới 20% lợi nhuận của một Ngân hàng thương mại). Ngoài ra các Ngân hàng thương mại còn đầu tư vào các công cụ như trái phiếu, tín phiếu của chính phủ phát hành nhằm tối ưu hoá dự trữ tiền mặt , đồng thời duy trì tốt khả năng thanh khoản, đảm bảo khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng khi cần thiết.
+ Đầu tư dài hạn: Chủ yếu là hoạt động góp vốn hay đầu tư thông qua cổ phiếu dài hạn nhằm tham gia vào hoạt động quản trị/điều hành của pháp nhân được đầu tư để thu lợi thông qua lợi tức được phân chia theo kết quả hoạt động kinh doanh của pháp nhân đó; Đầu tư dài hạn khác: Ngoài các hoạt động đầu tư trên, các Ngân hàng thương mại còn tham gia các hoạt động đầu tư kiếm lợi khác như: Kinh doanh bất động sản, liên doanh, liên kết...
- Phát hành bảo lãnh (bao gồm cả trong nước và nước ngoài): là nghiệp vụ phát hành chứng thư bảo lãnh cho khách hàng để bảo đảm nghĩa vụ của khách hàng đối với bên thứ 3 (thực hiện thay khách hàng khi khách hàng vi phạm cam kết theo thoả thuận mà được Ngân hàng thương mại bảo lãnh). Nghiệp vụ này có nhiều hình thức bảo lãnh như: Dự thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng, bảo hành công trình, giao
hàng, L/C… đây cũng là nghiệp vụ mang tính dịch vụ phi tín dụng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thường an toán và ít rủi ro hơn.
- Bao thanh toán: Là một hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu của bên bán theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa bên bán với bên mua. Bao gồm bao thanh toán trong nước và quốc tế. Thu nhập ròng của Ngân hàng thương mại chính là chênh lệch giữa giá trị khoản phải thu với giá trị tài trợ của Ngân hàng thương mại.
- Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (thương phiếu, tín phiếu, hối phiếu): Ngân hàng thương mại mua lại các giấy tờ có giá theo một tỷ lệ giá mua nhất định dựa trên cơ sở cơ bản là mức độ rủi ro và thời hạn thanh toán còn lại của các loại giấy tờ này.
- Cung cấp tài khoản giao dịch: là hình thức mà Ngân hàng thương mại mở, quản lý tài khoản cho khách hàng, cung cấp các dịch vụ cần thiết liên quan đến tài khoản của khách hàng như xác nhận số dư, phong tỏa làm tài sản bảo đảm...
- Chuyển tiền: trong nước hoặc nước ngoài nhằm phục vụ cho hoạt động thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
- Nhận uỷ thác đầu tư: Nhận sự ủy thác vốn, tài sản của khách hàng để tiến hành đầu tư theo sự ủy thác đó.
- Cho thuê tài sản (thuê mua tài sản): thường là các Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc thành lập công ty quản lý và cho thuê tài sản. Là hình thức đầu tư vốn mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho thuê lại trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường sau khi kết thúc thời hạn thuê đó (đã thu đủ vốn gốc, chi phí và lãi hợp lý) thì sẽ tiến hành thanh lý lại tài sản đó cho khách hàng.
- Cung cấp các dịch vụ đại lý: Các Ngân hàng thương mại làm đại lý lẫn cho nhau trong để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, như đại lý thanh toán, thông báo LC, chuyển tiền...
- Chi trả lương: Chi trả lương vào tài khoản của người hưởng lợi theo yêu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ rút tiền tự động: thực hiện lệnh chi tiền theo yêu cầu của khách hàng trong bất kỳ thời gian nào thông qua hệ thống máy rút tiền tự động.
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử : là việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ của ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, chi trả lương…thông qua sử dụng internet mà không cần phải tới quầy giao dịch.
2.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng là bên cho vay còn các chủ thể khác trong nền kinh tế là bên đi vay. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay
Bản chất của tín dụng ngân hàng là sự vận động của vốn tiền tệ thông qua các ngân hàng. Ngân hàng bằng các nghiệp vụ và các hình thức huy động vốn khác nhau huy động lượng tiền nhàn rôĩ trong lưu thông, tạo thành nguồn vốn lớn. Đồng thời, ngân hàng sử dụng chính nguồn vốn này để đem cho vay với lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi. Là trung gian nên ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn hay nói cách khác việc sử dụng nguồn vốn trong các doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung được ngân hàng điều hoà sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Như vậy, ngân hàng bằng hoạt động của mình đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội, thông qua chức năng tạo tiền ngân hàng có thể nhân nguồn tiền gửi tăng trưởng theo bội số tạo tiền. Qua đó, ngân hàng sẽ được hưởng phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất trả tiền gửi.
2.2.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng ngân hàng