Hoạt động tín dụng phân theo thời gian tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 79 - 81)

- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,

Cơ cấu huy động vốn phân theo kỳ hạn: Xem xét hoạt động của chi nhánh trước hết ta xem xét hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động khác

3.2.2. Hoạt động tín dụng phân theo thời gian tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

nhánh Nghệ An

3.2.1. Quy mô khách hàng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An nhánh Nghệ An

Bảng 3.7: Qui mô khách hàng tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Khách hàng doanh nghiệp 178 355 575

Khách hàng cá nhân 225 447 606

Tổng số 403 802 1181

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2011)

Qui mô khách hàng bảng trên với số liệu xác định là khách hàng còn dư nợ đến thời điểm xem xét. Nhìn chung số lượng khách hàng của chi nhánh qua các năm có sự tăng nhanh. Do chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động, mở rộng thêm các phòng giao dịch, đồng thời ban lãnh đạo chi nhánh là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, đã từng giữ nhiều vị trí chủ chốt tại các ngân hàng lớn trên tỉnh Nghệ An và có mối quan hệ xã hội rộng lớn nên không ngừng thu hút các khách hàng cũ và tiềm năng đến giao dịch tại chi nhánh. Mặt khác chi nhánh cũng có rất nhiều sản phẩm tín dụng ưu đãi đáp ứng nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Thời gian năm 2009-2011 cũng là thời gian mà nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế theo đó cũng tăng cao, do đó số lượng khách hàng giao dịch tại chi nhánh tăng đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, số lượng khách hàng còn có dư nợ tại chi nhánh là trên 1000 khách hàng.

3.2.2. Hoạt động tín dụng phân theo thời gian tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

Bảng 3.8: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2009-2011 phân theo thời gian

Dư nợ cho vay Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng

Ngắn hạn 224,208 82.00% 502,081 66.30% 611,975 59.00% Trung dài hạn 49,216 18.00% 255,205 33.70% 425,270 41.00%

Tổng 273,424 100.00% 757,286 100.00% 1,037,245 100.00%

(Nguồn số liệu:Báo cáo Doanh số cho vay, thu nợ phân theo ngành kinh tế 2009 -2011)

Trong năm 2009, do cơ cấu huy động vốn thì tỷ trọng ngắn hạn chiếm phần lớn, do đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cũng chiếm phần lớn nhằm đảm bảo theo đúng qui định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành “ Qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng” và đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.

Trong các năm tiếp theo, dư nợ trên cho thấy, hoạt động tín dụng của chi nhánh không tập trung vào một kỳ hạn nhất định nào, đều được phân phân cho vay theo các kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đa dạng theo kỳ hạn của khách hàng và đảm bảo được việc phân tán rủi ro tín dụng đồng thời đảm bảo tốt về tính thanh khoản. Dư nợ theo kỳ hạn này thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc trước hết vào nhu cầu vốn vay của khách hàng, khả năng huy động vốn ở các kỳ hạn khác nhau của chi nhánh và qui định của Ngân hàng nhà nước theo từng thời kỳ về việc đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng. Năm 2010 và 2011, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tương đối thấp hơn so với năm 2009 là do tập trung nhiều hơn vào các dự án đầu tư do nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Sang đến năm 2011 tốc độ tăng dư nợ trung dài hạn giảm hơn so với năm 2010 là do chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nói chung thay đổi, hạn chế cho vay dài hạn hướng vào cho vay ngắn hạn và trung hạn đảm bảo tốt qui địh về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng và chú trọng hơn đến tính thanh khoản lâu dài của Ngân hàng. Với tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh vẫn đứng ở mức tương đối cao so với hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (khoảng 30%).

Tổng dư nợ của chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 30%, cho thấy việc tăng trưởng về mặt số lượng tương đối tốt. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn được điều

chỉnh theo đúng định hướng của Ngân hàng (có chiều hướng tốt). Để đánh giá được vấn đề này thì ta sẽ xem xét thêm quan hệ dư nợ theo thời hạn với nguồn huy động theo thời hạn tại phần dưới đây.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w