LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 27 - 32)

- Nghiên cứu chất lượng tín dụng của một ngân hàng TMCP tại tỉnh Nghệ An Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: chất lượng tín dụng của các đối tượng

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình kinh tế là điều kiện và sự đòi hỏi khách quan đối với Ngân hàng thương mại và Ngân hàng thương mại phát triển tạo điều kiện ngược lại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Ban đầu, Ngân hàng thương mại được gọi là ngân hàng “Thợ vàng” vì nó gắn liền với nghiệp vụ đúc hoặc đổi tiền của các thợ vàng. do lưu hành tiền tệ riêng của từng quốc gia kết hợp với việc giao thương quốc tế tạo ra nhu cầu đổi tiền trong giao dịch buôn bán dẫn đến những người làm nghề kinh doanh đổi tiền thực hiện việc kinh doanh đổi tiền tại các cửa khẩu hoặc trung tâm thương mại nơi giao thương. Những người làm nghề đúc, đổi tiền thực hiện đổi bản tệ lấy ngoại tệ và ngược lại đổi từ ngoại tệ lấy bản tệ, lợi nhuận thu được là chênh lệch mua bán giữa hai loại tiền.

Những người làm nghề đổi tiền thường là những người giầu, trước đó có thể đã làm nghề Tín dụng nặng lãi. Họ thường có két tốt để cất giữ đảm bảo an toàn và do yêu cầu của các lãnh chúa, các nhà buôn họ thực hiện cất giữ hộ an toàn và cũng xuất phát từ thực hiện cất giữ hộ làm cho họ tăng thu nhập, tăng nguồn các loại tiền và đồng thời tăng qui mô tài sản của họ. Việc cất trữ hộ bên cạnh đó đã làm nẩy sinh việc thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt và từ ưu điểm này đã thu hút các thương gia gửi tiền vào nhiều hơn và trong điều kiện đó các chủ cửa hàng vừa thực hiện lưu thông tiền kim lọai, vừa đổi tiền và vừa Tín dụng nặng lãi và họ là những nhà buôn tiền.

Đầu tiên, những nhà buôn tiền chỉ dùng vốn tự có của mình để hoạt động Tín dụng nặng lãi. Từ hoạt động thực tiễn họ đã nhận thấy rằng thường xuyên có người

gửi vào và cũng có những người lấy tiền ra và tất cả trong trong số đó họ không rút tiền cùng một lúc và đã tạo ra số lượng dư tiền gửi thường xuyên ở trong két. Do tính chất vô danh của tiền, nên các nhà buôn tiền đã lấy số lượng dư tiền gửi của khách hàng để hoạt động Tín dụng. Hoạt động này làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền - kẻ Tín dụng nặng lãi trở thành nhà buôn tiền và là Ngân hàng thương mại sau này.

Hình thức ngân hàng đầu tiên là ngân hàng của những thợ vàng hoặc ngân hàng của những kẻ Tín dụng nặng lãi, thực hiện chủ yếu là Tín dụng đối với các cá nhân giàu có, quan lại. Nhiều chủ ngân hàng lớn còn mở rộng Tín dụng đối với Vua, Chúa nhằm tài trợ một phần cho nhu cầu chi tiêu chiến tranh. Hình thức chủ yếu là Tín dụng thấu chi. Do lợi nhuận từ việc Tín dụng mang lại lớn, nhiều chủ Ngân hàng đã lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền gửi (lưu thông thay vàng hoặc bạc), phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để Tín dụng và dẫn đến các ngân hàng mất khả năng thanh toán. Sự sụp đổ của các Ngân hàng dẫn đến khó khăn cho những nhà buôn, bên cạnh đó lãi suất vay cao dẫn đến các nhà buôn đã tự thành lập Ngân hàng với mục đích ban đầu chủ yếu tài trợ ngắn hạn và thanh toán hộ, gắn liền với quá trình luân chuyển tư bản thương nghiệp và Ngân hàng này được gọi là Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ truyền thống là nhận tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và Tín dụng. Sự khác biệt cơ bản giữa Ngân hàng thương mại và Ngân hàng thợ vàng lúc đó là Ngân hàng thương mại chủ yếu Tín dụng chiết khấu thương phiếu dựa trên quá trình luân chuyển hàng hoá (các khoản phải thu) với lãi suất Tín dụng phù hợp (thấp hơn lợi nhuận được tạo ra do sử dụng tiền vay).

Sự phá sản của các ngân hàng dẫn đến sự hình thành nên các ngân hàng tiền gửi (chỉ giữ hộ, thanh toán hộ để thu phí, không Tín dụng). Đồng thời tại mỗi nước trong những điều kiện khác nhau mà hình thành nên những loại hình Ngân hàng khác nhau như: Ngân hàng tiết kiệm, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước) … tạo nên hệ thống các Ngân hàng (trừ Ngân hàng Trung ương có chức năng chủ yếu là xây dựng và quản lý chính sách

tiền tệ quốc gia) mỗi Ngân hàng thực hiện một số nghiệp vụ khác nhau song đều là các trung gian tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ.

Do quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế từ đó hình thành hệ thống các Ngân hàng đa dạng phát triển nhanh và các loại hình Ngân hàng lần lượt ra đời do đòi hỏi của sự phát triển cần phải xã hội hoá nhằm tích tụ và tập trung tư vốn hình thành nên Ngân hàng cổ phần. Quá trình phát triển đòi hỏi tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ đã tạo ra các Ngân hàng sở hữu Nhà nước. Sự mở rộng hoạt động của các Ngân hàng sang các quốc gia khác đã thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng liên doanh và các tập đoàn Ngân hàng phát triển mạnh mẽ vào những năm cuối thế kỷ 20 tạo ra những nghiệp vụ mới như mở rộng Tín dụng trung - dài hạn, Tín dụng đầu tư bất động sản, Tín dụng chứng khoán, Tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài sản …Bên cạnh đó nhiều hình thức huy động tiền gửi cũng phát triển như tiết kiệm trả lãi cuối kỳ, đầu kỳ, theo định kỳ, tiết kiệm an sinh, tích luỹ… đồng thời nhờ có sự phát triển vượt bậc về công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng nhiều dịch vụ khác cùng phát triển như rút tiền tự động qua máy ATM 24/24 giờ, bảo lãnh trong nước, mở L/C, mobile banking...Về qui mô Ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ không chỉ mang tính quốc gia mà còn xuyên quốc gia mang tính khu vực và toàn cầu.

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng, vậy Ngân hàng thương mại là gì:

Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 10 thông qua ngày 12/12/1997: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.(cũng theo luật này thì Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo các qui định của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán).

2.1.2. Các hoạt động chủ yếu

2.1.2.1.Huy động vốn

Là hoạt động khởi điểm sơ khai của Ngân hàng thương mại trong quá trình hình thành và phát triển. Ngày nay huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của Ngân hàng thương mại. Huy động vốn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng thương mại. Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn tín dụng và là cơ sở cho hoạt động tín dụng.

Các nước đều có qui định chung về mức độ huy động vốn vay tối đa của Ngân hàng thương mại thông qua việc qui định tỷ lệ vốn Chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại không thấp hơn một mức (%) nào đó so với tổng tài sản, từ đó cho thấy vai trò to lớn của vốn huy động (tiền gửi). Để có thể huy động vốn nợ được tốt, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và việc huy động tiền gửi cũng như phát hành các công cụ nợ của Ngân hàng thương mại. Việc kết hợp đó tạo ra được khả năng huy động vốn tối đa phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng thương mại, đảm bảo nguồn vốn huy động được ổn định. Huy động vốn nợ trực tiếp tạo ra nguồn thu cho Ngân hàng thương mại thông qua việc hoạt động tín dụng, phần vốn còn lại các Ngân hàng thương mại thực hiện bán vốn qua thị trường liên Ngân hàng và kinh doanh vốn qua thị trường này cũng mang lại nguồn thu nhập lớn cho các Ngân hàng thương mại. Cuối cùng thì quan trọng hơn cả là việc huy động được tốt thì tạo cho Ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng thương mại. Huy động vốn có các hình thức cơ bản sau:

- Huy động vốn chủ sở hữu: Là vốn thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng thương mại, là nguồn tiền được đóng góp từ chủ Ngân hàng bỏ vào đầu tư ban đầu để thành lập Ngân hàng thương mại hoặc được hình thành thêm trong quá trình kinh doanh (các quỹ dự trữ, lợi nhuận không chia). Ngoài ra, khi cần thiết vốn chủ sở hữu còn được huy động trong quá trình hoạt động thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn (về cơ bản cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi).

Kỳ phiếu dùng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn cho các Ngân hàng thương mại. Trái phiếu phát hành để huy động vốn trung-dài hạn cho Ngân hàng thương mại. Hình thức huy động thông qua các công cụ nợ này mang tính ổnn định hơn, làm tăng khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng nguồn vốn nhằm phục vụ cho việc mở rộng đầu tư tín dụng của Ngân hàng thương mại vào các dự án lớn, có thời gian dài.

- Huy động vốn thông qua đi vay các Ngân hàng thương mại: các Ngân hàng thương mại thực hiện việc đi vay nhằm điều hoà vốn trong toàn hệ thống, tăng dự trữ đảm bảo tốt khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại. Việc huy động vốn thông qua hình thức này thường đơn giản và nhanh gọn có thể vay trực tiếp, vay qua Ngân hàng đại lý (hoặc Ngân hàng trung ương) và khoản vay thường không có bảo đảm (nếu có thường là chứng khoán của kho bạc). Đối với việc huy động vốn trên thì hàng năm các Ngân hàng thương mại thường xem xét đánh giá lẫn nhau để định ra một hạn mức cho vay phù hợp cho từng thời kỳ, đối với từng Ngân hàng thương mại. Hạn mức cho từng Ngân hàng thương mại thì hoàn toàn có thể khác nhau trên cơ sở xem xét năng lực tài chính, tín nhiệm ...

- Huy động vốn thông qua vay Ngân hàng trung ương: Thường là hình thức huy động cuối cùng trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Thường áp dụng cho việc vay để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc hay thiếu hụt thanh toán. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng trung ương: là thực hiện tái chiết khấu và Ngân hàng thương mại phải chịu thực hiện các hình thức bảo đảm cũng như kiểm soát chặt chẽ nhất định. Hình thức huy động này thường làm giảm uy tín của Ngân hàng thương mại trên thị trường.

- Huy động vốn thông qua tiền gửi: là hình thức huy động vốn phổ biến nhất của Ngân hàng thương mại, đồng thời là nguồn huy động lớn nhất của Ngân hàng thương mại. Huy động theo hình thức này chủ yếu là tiền gửi của dân cư và tổ chức dưới hình thức có kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi chờ thanh toán của tổ chức) và không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán của tổ chức). Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại.

- Huy động khác: bao gồm huy động các khoản uỷ thác; tiền ký quỹ; các khoản nợ thuế chưa nộp, lương chưa trả ... đây là hình thức huy động mang tính thụ động và thường có khối lượng nhỏ không đáng kể.

2.1.2.2.Tín dụng

Tín dụng là hoạt động cơ bản, cũng là hoạt động trọng yếu trong sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại, mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng thương mại. Thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn thậm chí đến trên 90% trong tổng thu nhập của Ngân hàng thương mại. Đồng thời đây cũng là hoạt động chứa đựng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng thương mại. Tín dụng của Ngân hàng thương mại tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà có tiêu thức phân biệt khác nhau như: Thời hạn tín dụng; Sản phẩm tín dụng; mục đích cấp tín dụng; theo ngành kinh tế; hình thức bảo đảm tiền vay... và từ đó có các hình thức tín dụng khác nhau như: Tín dụng ngắn hạn, Trung - dài hạn; Tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm; Tín dụng công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ,…

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w