Những hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 106 - 107)

- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,

3.3.2.2.Tính năng, công dụng của sản phẩm tín dụng

3.4.2. Những hạn chế

- Dư nợ tăng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường: thể hiện thông qua thị phần cho vay.

- Nợ xấu và nợ quá hạn ngày càng tăng cao : Mặc dù mới hoạt động 3 năm nhưng tại chi nhánh đã xuất hiện nhiều món vay thuộc nhóm nợ xấu và nợ quá hạn. Từ năm 2009 đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ngày càng tăng, đến năm 2011 thì nợ quá hạn đã chiếm 8.2% và nợ xấu chiếm 3.6% tổng dư nợ, đây là con số không nhỏ.

- Phương thức cho vay : chưa được phù hợp với khách hàng và với thực tế. Thủ tục còn nhiều, điều kiện còn bó buộc. Việc yêu cầu hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn thanh toán tương đối rườm rà, như chứng minh nguồn thanh toán và đánh giá năng lực của đối tác (nguồn phải thu) của khách hàng vay phụ thuộc nhiều vào chủ quan người thẩm định hay tái thẩm định. Đôi khi thủ tục mang nặng tính hình thức, không tập trung nhiều vào bản chất của khoản vay theo phương diện thực tiễn kinh doanh của khách hàng, thực tiễn năng lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh, tư cách của người đúng đầu.

- Thời gian thẩm định cho vay: chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về thời gian xét duyệt cho vay mà khách hàng kỳ vọng, phải thực hiện thông qua nhiều bộ phận thẩm định và tái thẩm định với nội dung công việc không được phân định rõ ràng, chồng chéo, thiếu kinh nghiệm thực tế và đôi khi mang nặng tính chủ quan của người thẩm định/ tái thẩm định làm ảnh hưởng tương đối lớn đến cơ hội kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng.

- Công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay: Chủ yếu việc thẩm định và kiểm soát vốn vay chưa đáp ứng được theo qui định về tần suất kiểm tra; về nội dung kiểm tra; ... đôi khi việc kiểm tra còn mang nặng tính hình thức chỉ đáp ứng đủ theo qui định, do muốn tăng trưởng tín dụng nhanh chạy theo kế hoạch. Điều này dẫn tới nợ xấu bất đầu tăng cao.

- Danh mục sản phẩm tín dụng còn chưa được đa dạng: chủ yếu với các sản phẩm truyền thống do cơ quan Hội sở đưa ra, đôi khi mang tính thụ động, gặp đối tượng khách hàng nào thì cho vay đối với đối tượng đó. Chưa đánh giá, hoạch định,

xếp loại được những ngành, những lĩnh vực ... là thị trường mục tiêu để có được kế hoạch cụ thể, cơ cấu hạn mức rõ ràng và qui định cho vay cụ thể để chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng đối với việc cho vay vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực đồng thời có cảnh báo rủi ro cho các ngành nghề cần hạn chế hoặc rút lui không cho vay. Kể từ ngày thành lập đến nay, chi nhánh hoàn toàn không xây dựng được sản phẩm nào cá biệt để đề xuất áp dụng cho chi nhánh hay trên toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w