- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,
3.3.2.2.Tính năng, công dụng của sản phẩm tín dụng
3.3.3.2. Đánh giá và phân loại khách hàng
Ngày 27/12/2008 Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội có ban hành Quyết định số 318/QĐ-HĐQT v/v “Quy chế chấm điểm và xếp hạng đối với khách hàng” chi nhánh bắt đầu thực hiện việc đánh giá và phân loại khách hàng tín dụng theo quyết trên 06 tháng/lần cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá theo thang điểm về việc phân loại khách hàng theo thứ tự từ loại 1 đến loại 4 (có thang điểm chấm) dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu như: Qui mô tăng trưởng tổng tài sản, số lượng lao động, qui mô vốn, vị thế trong ngành hoạt động, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và nhiều chỉ tiêu khác tương đối chặt ché, tuy nhiên có mtộ số hạn chế:
- Với yêu cầu như quy chế phân lọai này, thì hầu hết khách hàng của chi nhánh chỉ đạt tiêu chuẩn loại 2 và Loai 3 chiếm tỷ trọng tương đối lớn (trên 80% các khoản vay chi nhánh phải trình duyệt vay về Tổng giám đốc) và như vậy thì phần lớn các khoản vay đều phải trình vượt cấp và néu hoạt động đúng theo qui
chế này thì thị trường của chi nhánh nói riêng có thể bị thu hẹp hơn 50% hiện có. Qui chế không phù hợp với thực tiễn hoạt động tín dụng trong điều kiện cạnh tranh thực tiến.
- Trong qui chế này, có nhiều chỉ tiêu mang tính định tính, phụ thuộc phần lớn vào khả năng và hiểu biêt của cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện phân loại khách hàng, hay nói cách khác là việc phân loại không thể tạo được sự đồng nhất đối với các cán bộ tín dụng, cụ thể là một khách hnàg với các tiêu thức và dữ liệu như nhau thì có thể có 2 kết quả phân loại khác nhau đối với 2 cán bộ tín dụng thực hiện.
- Trên thực tế, việc giám sát kiểm tra phân loại khách hàng theo qui chế này cũng không được thực hiện triệt để, do đó hầu hết các chi nhánh tự đánh giá, phân loại khách hàng và đưa về nhóm thấp để có thể thực hiện cho vay trong mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh nhằm tránh việc trình duyệt tổng giám đốc thông qua cơ quan Tái thẩm định của Hội sở xem xét, tránh mất quá nhiều thời gian và đánh mất khách hàng trong cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Việc thực hiện chủ yếu mang tính hình thức.
Tuy nhiên sang năm 2010-2011, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nộicũng đã có những bước điều chỉnh đáng kể trong việc thực hiện phân loại khách hàng, cụ thể: - Ngày 18/11/2010 Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nộiđã ban hành quyết định số 361/QĐ-HĐQT về Chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nộimột cách bài bản, có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là căn cứ quan trọng để xây dựng các chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm ... phù hợp với từng thời kỳ.
- Sau khi nghiên cứu, thử nghiệm và đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận, ngày 22/08/2011 Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội đã
ban hành quyết định số 53/QĐ-HDQT về việc “Ban hành và áp dụng chính thức Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội” nhằm thực hiện quyết đinh 493 và các sửa đổi bổ sung kèm theo. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ này giúp cho hoạt động tín dụng có được định hướng rõ ràng ngay từ ban đầu, chủ động hơn đối với việc phân loại khách hàng theo những đánh giá cụ thể đến từng khách hàng, từ đó sẽ có chính sách tín dụng phù hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng tốt hơn.
Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội được xây dựng với sự tư vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Earn&Young Việt Nam và được đánh giá là tiến gần với thông lệ quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính (gồm 14 chỉ tiêu) và phi tài chính (gồm 40 chỉ tiêu) của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh toàn diện về doanh nghiệp từ quy mô, ngành nghề, tình hình tài chính, năng lực quản trị điều hành, triển vọng phát triển, quan hệ với ngân hàng, khả năng thích ứng với những biến động của thị trường… Theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm, khách hàng được xếp hạng thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng như sau:
Hạng AAA: Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
Hạng AA: Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
Hạng A: Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt
Hạng BBB: Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh
tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Hạng BB: Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Hạng B: Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
Hạng CCC: Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả được nợ.
Hạng CC: Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
Hạng C: Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.
Hạng D: Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.
Tính đến cuối năm 2011, các khách hàng của chi nhánh được xếp loại như sau: Xếp loại Số lượng AAA 380 AA 128 A 115 BBB 285
BB 81 B 16 CCC 52 CC 51 C 15 D 58 Tổng 1181