- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,
2.4.1.Kinh nghiệm hoạt động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Sở giao dịch
2.4.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng
Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng
Tiền thân Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng là Chi nhánh Ngân hàng Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1967, trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Hải Phòng. “Ngân hàng Cảng”, chức năng và nhiệm vụ là phục vụ cho nền kinh tế của Thành phố Cảng trung dũng quyết thắng – một Thành phố kiên cường trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Ngày 27-12-1976, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã ký quyết định thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng trực thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh chính thức hoạt động từ tháng 01-1977.
Qua hơn 30 năm hoạt động, đến nay Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng đã có vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam cũng như trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tính đến 31/12/2010 Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng đã huy đồng vốn trên 3.368 tỷ đồng, tăng 13,97% so với năm 2009. Tổng dư nợ đạt trên 4.485 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2009. Hiện Chi nhánh có 1 trụ sở chính và 7 phòng giao dịch, cùng hệ thống máy rút tiền tự động và các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ được phân bố phù hợp trong toàn địa bàn Hải Phòng.
Trong giai đoạn 2006-2010, hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng có sự tăng trưởng rất mạnh. Cuối năm 2010, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 4,485 tỷ đồng tăng 6,4% so với năm 2009. Đặc biệt trong gia đoạn từ năm 2006 đến năm 2008, dư nợ tín dụng tăng đột biến với tốc độ tăng trung bình 45%/năm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng này là do Chi nhánh đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp sáng tạo trong cho vay, đồng thời đảm bảo thông suốt, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Chi nhánh có quan hệ tốt với khách hàng, áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt trong đó đặc biệt quan tâm đến các khách hàng truyền thống, những đơn vị có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: Triệu đổng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nợ quá hạn 88685 107068 95086
Tổng nợ xấu 32832 71660 67278
Tỷ lệ NQH của Chi nhánh 2.35% 2.54% 2.12%
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh 0.87% 1.70% 1.50%
Một số bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Phòng:
Điều chỉnh phương hướng đầu tư tín dụng hợp lý
Hiện tại, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng đang tập trung cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố như sắt thép, đóng tàu, vận tải biển. Tuy nhiên, khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra thì những ngành này thường chịu tác động đầu tiên và lớn nhất so với một số ngành khác. Trong những năm vừa qua cùng với những tác động tích cực, mở rộng và tăng trưởng dư nợ tín dụng một cách nhanh chóng, mặt tiêu cực là tình trạng là chất lượng tín dụng bị giảm sút, nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên với tốc độ rất nhanh tập trung chủ yếu ở các ngành trên. Trước tình hình này, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng đã kịp thời điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng, bên cạnh việc tập trung đầu tư vào các ngành trọng điểm, Chi nhánh còn ưu tiên cho vay những doanh nghiệp có khả năng tài chính vững chắc,có uy tín trên thị trường. Trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng đã nâng cao yêu cầu của công tác thẩm định, lựa chọn các dự án có hiệu quả cao để đầu tư, không chạy theo doanh số.
Phối hợp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo an toàn vốn vay Bên cạnh việc tập trung tăng trưởng dư nợ, đáp ứng các yêu cầu cho vay Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng còn dành sự quan tâm đến việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng để có biện pháp kịp thời giải quyết khó khăn cùng doanh nghiệp.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ngành, của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng đã rà soát lại tình hình đầu tư tín dụng đối với từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khó khăn về vốn do nhiều nguyên nhân dẫn đến ách tắc, không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn..
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng xác định năm 2011 là năm tập trung mạnh vào công tác xử lý nợ quá hạn. Đối với các doanh nghiệp ở nhóm nợ xấu, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng tập trung làm việc với từng doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân, yêu cầu các doanh nghiệp có lộ trình cụ thể để giảm dần tỷ lệ nợ xấu.
Điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp
Nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng đã tiến hành điều chỉnh nhiều qui định, nội dung trong chính sách tín dụng của mình, chẳng hạn:
+ Chi nhánh tập trung cho vay trung-dài hạn ở các ngành ít rủi ro, tiến hành thẩm định dự án kỹ càng hơn, chỉ lựa chọn cho vay đối với các dự án có tính khả thi.
+ Các trường hợp vượt mức phán quyết của giám đốc Chi nhánh, sẽ phải lập cuộc họp Hội đồng tín dụng. Nếu chấp thuận cho vay, ngân hàng sẽ gửi toàn bộ hồ sơ tín dụng lên Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam để tiến hành thẩm định lại tính khả thi và cơ sở pháp lý của dự án.
Đổi mới hoạt động tín dụng trên cả 3 phương diện: nhận thức tư tưởng, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất cùng với mang lưới hoạt động
Về nhận thức tư tưởng, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng đã mau chóng xoá bỏ tư tưởng bao cấp cũ, xây dựng tác phong viên chức mới, văn minh, lịch sự, tận tình được khách hàng tín nhiệm quý mến.
Về trình độ chuyên môn, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hải Phòng thường xuyên có kế hoạch nâng cao trình độ cho cán bộ một cách có hệ thống. Kết hợp giữa đào tạo chính qui với đào tạo tại chỗ, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho vay, thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế,…Bên cạnh đó, coi trọng công tác tổ chức sắp xếp và đề bạt cán bộ đúng người đúng việc, hợp với khả năng. Sử dụng đòn bẩy của công tác thi đua khen thưởng, liên tục phát động các phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, công tác và phấn đấu.
Về cơ sở vật chất, ngân hàng đã từng bước cải tạo mở rộng và mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh như: xây mới cơ sở làm việc, cải tạo điều kiện
làm việc, trang bị hệ thống máy tính phục vụ nhanh các thông tin về thanh toán, chuyển tiền, kế toán, báo cáo, hồ sơ lưu tr, số liệu,…
CHƯƠNG 3