Củng cố hệ thống thanh tra kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 124 - 126)

- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,

Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

4.2.4. Củng cố hệ thống thanh tra kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ

Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm các mục tiêu:

− Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra.

− Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính.

hiệu quả.

− Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần, cụ thể:

− Môi trường kiểm soát: là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.

− Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro: là quy trình định dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của ngân hàng, cụ thể bao gồm (i) việc xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) việc định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro, và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.

− Hoạt động kiểm soát: là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan.

− Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin: là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng.

− Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát: là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ do Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng tổ chức thực hiện và do Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và/hoặc tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện.

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm cuối cùng về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua một Bộ phận chuyên trách độc lập. Bộ phận này chính là Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Chức năng cơ bản của Bộ phận kiểm toán nội bộ là thực hiện đánh giá độc lập về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống này. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ còn được thường xuyên tự đánh giá.

Công việc này do Tổng giám đốc của ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.

Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải có trách nhiệm xác minh, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt đông, cung cấp các sản phẩm tín dụng. Cần có sự phân rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ trong ngân hàng đối với các dự án, phương án. Trong quá trình kiểm tra, giám sát các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn nữa tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro như sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; Việc cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo từ khách hàng; Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vựơt quá khả năng và năng lực kiểm soát ; Soạn thảo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, gây khó hiểu và có thể dẫn tới tranh chấp.

Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w