2.3.2.3.Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý cấp trên

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 51 - 52)

- Nghiên cứu chất lượng tín dụng của một ngân hàng TMCP tại tỉnh Nghệ An Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: chất lượng tín dụng của các đối tượng

2.3.2.3.Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý cấp trên

Cơ quan cấp trên tại một ngân hàng thường là Hội sở chính, là cơ quan ra quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Ngân hàng thương mại, có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động từ khâu tổ chức bộ máy, qui cơ chế kiểm soát hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. ảnh hưởng bao gồm:

- Mô hình tổ chức bộ máy tín dụng: Bộ máy hoạt động tín dụng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại và là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động tín dụng. Bộ máy được tổ chức khoa học, gọn nhẹ thì đảm bảo cho hoạt động tín dụng được điều hành không chồng chéo, tiết kiệm được sức nguời sức của và hơn nữa đảm bảo được tính linh hoạt trong hoạt động mà vẫn kiểm soát tốt hoạt động tín dụng từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.

- Cơ chế kiểm soát hoạt động tín dụng của hệ thống: bao gồm việc phân cấp, phân quyền kiểm soát và hệ thống các qui chế giám sát kèm theo nhằm kiểm soát hoạt động tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể. Một cơ chế kiểm soát tốt là cơ chế minh bạch, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, cơ chế tạo động lực cho các đối tượng thực thi phát huy được quyền, khả năng của mình như vậy mới có thể mang lại được kết quả tốt.

- Cơ chế phân quyền quản lý tín dụng: Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường, Ngân hàng thương mại buộc phải có hệ thống mạng lưới rộng khắp và qui mô ngày càng lớn để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Nhằm tạo sự chủ động cho hoạt động tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống thì cơ chế phân quyền được ra đời để qui định quyền quản lý (phán quyết) của mỗi chi nhánh, phòng giao dịch. Cơ chế phân quyền tốt sẽ đảm bảo được tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch và đồng thời kiểm soát tốt hơn rui ro trong hoạt động tín dụng.

- Cơ chế thưởng phạt (quyền lợi và trách nhiệm): luôn là động lực hay kìm hãm người lao động trong Ngân hàng thương mại nói chung và người làm tín dụng nói riêng làm việc tích cực, có trách nhiệm cao trong công việc hoặc ngược lại. Một

cơ chế tốt có thể khuyến khich, động viên người làm tín dụng tích cực, có trách nhiệm cao, gắn bó lâu dài với Ngân hàng thương mại và cuối cùng là giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w