3.3.1.1.Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 84 - 89)

- Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro: Là tỷ lệ phần trăm giữa Dự phòng rủi ro phải trích và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định,

3.3.1.1.Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Bảng 3.12: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và thu nợ của chi nhánh giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số Cho vay 418,696 777,325 865,128

Doanh số Thu nợ 145,272 293,463 585,169

Tốc độ tăng trưởng Doanh số cho vay - 185% 241% Tốc độ tăng trưởng Doanh số thu nợ - 202% 199%

(Nguồn số liệu: Báo cáo Doanh số cho vay, thu nợ phân theo ngành kinh tế 2009 - 2011)

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng mạnh qua các năm 2009 -2011. Năm 2010, tốc độ tăng doanh số cho vay và thu nợ so với năm 2009 lần lượt là 185% và hơn 200%. Đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ so với năm 2010 tăng lớn hơn,lần lượt là 241% và 199%. Con số này cho thấy hoạt động tín dụng diễn ra sôi động tại chi nhánh giai đoạn 2009-2011. Nhìn chung, do chi nhánh chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009 nên các món vay mới phát sinh doanh số cho vay hầu như lớn hơn doanh số thu nợ. Năm 2009 doanh số cho vay đạt hơn 400.000 triệu đồng, doanh số thu nợ chỉ hơn 145.000 triệu đồng, đây là các món vay ngắn hạn (chủ yếu từ 6-9 tháng). Năm 2010 doanh số cho vay và thu nợ của chi nhánh đều tăng mạnh, nguyên nhân là những món vay ngắn hạn năm 2009 đến hạn vào năm 2010, đồng thời đây cũng là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong thời kì 3 năm 2009-2010. Đến cuối năm 2011 thì nền kinh tế bắt đầu suy thoái nên tốc độ tăng doanh số cho vay và thu nợ của chi nhánh giảm hơn năm 2010.

3.3.1.2. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập

Hoạt động tín dụng phải gắn với tổng thể hoạt động của chi nhánh và kết quả cuối cúng đánh giá hoạt động tín dụng thể hiện thông qua thu nhập từ hoạt động tín dụng về mặt số lượng trong mối quan hệ tương quan với các thu nhập khác.

Bảng 3.13: Cơ cấu thu nhập của Chi nhánh giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Hoạt động tín dụng 35,125 95.94% 62,191 96.84% 92,090 95.53% D.vụ t.toán và ngân quỹ 711 1.94% 825 1.28% 1,587 1.65% Hoạt động KD ngoại hối 153 0.42% 252 0.39% 937 0.97% Các hoạt động khác 624 1.70% 952 1.48% 1,782 1.85%

Tổng Thu nhập: 36,613 100% 64,220 100% 96,396 100%

(Nguồn số liệu: Báo cáo lãi - lỗ 2009 - 2011)

Cơ cấu thu nhập của chi nhánh phần nào cũng phản ánh được chất lượng tín dụng luôn chiếm trên 95%. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại rủi ro cao cho Ngân hàng, tuy nhiên đó lại là hoạt động sơ khai và nền tảng của Ngân hàng thương mại nói chung. Hoạt động tín dụng có chất lượng, ngoài những tiêu chí đánh giá như trên, còn là hoạt động mang lại thu nhập khác (lợi nhuận phi tín dụng) cho chi nhánh ngoài lợi nhuận từ tín dụng. Với số liệu trên cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng và tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng là chiếu hướng tốt, tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể. Thu nhập phi tín dụng của chi nhánh còn ở mức khiêm tốn so với mức trung bình toàn hệ thống là 20%. 3.3.1.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn vay

Nhằm xem xét việc tăng trưởng tín dụng có đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh hay không cũng như việc tăng trưởng tín dụng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “tỷ lệ đảm bảo an toàn toàn trong hoạt động tín dụng” thì ta xem xét cơ cấu huy động vốn so sánh với việc sử dụng vốn để đánh giá về vấn đề đó.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Huy động (Triệu đồng) 350,772 678,558 988,874

Dư nợ (Triệu đồng) 273,424 757,286 1,037,245

Hiệu suất sử dụng vốn vay 0.78 1.11 1.05

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011)

Nhìn chung, trong suốt 03 năm, việc huy động và cho cho vay tín dụng của chi nhánh chưa được đảm bảo theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Năm 2009 việc huy động đủ đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của chi nhánh, nghĩa là chi nhánh dùng vốn thị trường 1 để cho vay. Đây là nguồn vốn huy động rẻ nhất trên thị trường. Do đó margin giữa lãi suất cho vay và huy động là lớn. Hoạt động tín dụng năm 2009 chưa sôi động. Sang đến năm 2010,2011 sự mở rộng quy mô tín dụng diễn ra mạnh mẽ, dư nợ tăng nhanh chóng, tuy nhiên tốc độ tăng huy động vốn không theo kịp. Điều này dẫn tới sự mất cân đối nguồn vốn của chi nhánh, và chi nhánh buộc phải vay vốn từ thị trường 2, khiến margin giữa lãi suất cho vay và huy động là thấp, lợi nhuận sẽ giảm hơn.

3.3.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Nhằm thích ứng hơn nữa việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng, cụ thể là hoạt động tín dụng, ngày 22/04/2005 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN v/v phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi và bổ sung kèm theo quyết định này nhằm từng bước đưa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. Với Quyết định này buộc các ngân hàng thương mại phải phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro cho từng loại nợ xét trên khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn theo cam kết; loại tài sản bảo đảm, tương quan so sánh giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay (dư nợ tại thời điểm phân loại nợ)... để các Ngân hàng buộc phải trích dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như sử dụng dự phòng rủi ro đã trích vào việc hoạt động tín dụng nhằm ngăn chặn và hạn chế, phân tán những tổn thất do hoạt động tín dụng mang lại. Để thấy rõ hơn chất lượng dư nợ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi

nhánh Nghệ An, chúng ta xem xét chỉ tiêu dư nợ theo nhóm nợ nhằm thấy được thực tế từng loại nợ, đăc biệt là nợ xấu (dư nợ nhóm 3;4;5) trong tổng dư nợ:

Bảng 3.15: Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Dư nợ nhóm 1 270,744 99.02% 720,558 95.15% 914,850 88.20% Dư nợ quá hạn 2,680 0.98% 36729 4.85% 122375 11.80%

Dư nợ xấu 0 0.00% 7,952 1.05% 37,341 3.60%

Tổng dư nợ 273,424 100% 757,286 100% 1,037,245 100%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011)

Bảng trên cho chúng ta thấy cơ cấu dư nợ thể hiện chất lượng tín dụng theo qui định hiện nay của NHNN. Theo qui định thì nợ có thể được phân làm 05 nhóm nợ như chương I đã trình bày, nhưng để xem xét một cách tổng quan hơn thì ta xem xét nợ nhóm 3;4;5 gộp trong nhóm dư nợ xấu. Về cơ bản với nhóm nợ được phân loại càng cao thì tính rủi ro càng cao và phải trích lập dự phòng theo mức qui định cao hơn (loại trừ các yếu tố về tài sản, hệ số qui đổi). Qua số liệu tình hình dư nợ của các năm cho thấy:

- Dư nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Năm 2009 dư nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) của chi nhánh là 270.744 triệu đồng chiếm 99,02% trên tổng dư nợ, sang năm 2010 dư nợ nhóm 1 tăng thêm 449.813 triệu đồng nhưng tỷ trọng dư nợ nhóm này lại giảm chỉ chiếm 95.15% trên tổng dư nợ của 2010. Năm 2011 dư nợ nhóm 1 tăng lên đến 914.850 triệu đồng (tăng hơn năm 2010 là 194.292 triệu đồng) trên tổng dư nợ là 1.037.245 triệu đồng do đó dư nợ nhóm 1 chỉ đạt 88.20% trên tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua từng năm. Năm 2009,2010 nằm trong mức thấp do chi nhánh vừa thành lập, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên dư nợ hầu như tốt. Đến năm 2011, nền kinh tế bắt đầu rơi vào suy thoái nên nợ quá hạn bắt đầu tăng cao.Năm 2009 dư nợ nhóm 2 của chi

nhánh là 2.680 triệu đồng, chiếm 0,98% trên tổng dư nợ chủ yếu là nợ gia hạn của một số doanh nghiệp: Công ty CPTM Hoa Hải: 200 triệu đồng, Công ty CPXD Hải Quân 580 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Hoa Quyền 780 triệu đồng và một số cá nhân. Năm 2010 dư nợ nhóm 2 tăng lên đến 28.777 triệu đồng chiếm 3,8% (trên tổng dư nợ là 757.286 triệu đồng), như vậy là dư nợ nhóm 2 tăng về cả về mặt giá trị và tỷ trọng là do chủ yếu là nợ gia hạn của các doanh nghiệp mà đặc biệt lớn nhất là khoản vay dài hạn của Cty CP Thép Bắc Miền Trung: 14.400 triệu đồng (chiếm 50,03% trong tổng số nợ gia hạn);.... Năm 2011 dư nợ nhóm 2 tăng lên 85.054 triệu đồng, tăng 56.277 triệu đồng so với năm 2010, trong đó tập trung ở các doanh nghiệp: Cty CP Thép Bắc Miền Trung: 11.210 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Hà Tín: 5.258 triệu đồng; Công ty TNHH TMDL Đại Dương: 12.587 triệu đồng; Công ty TNHH TMDV Trường Lan: 3.587 triệu đồng; Công ty CPTM&DL Hạ Vinh: 7.100 triệu đồng và một số ít cá nhân khác.

- Tỷ lệ nợ xấu: Năm 2009 chi nhánh không có nợ xấu. Đến năm 2010,2011 tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp là hơn 1% và 3%, vẫn nằm trong kiểm soát của chi nhánh. Nhìn chung đây là nhóm dư nợ tiềm ẩn rủi ro cao và làm cho chi nhánh phải trích dự phòng rủi ro nhiều và làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Đây là nhóm nợ mà chi nhánh cần tập trung để xử lý thu hồi dứt điểm. Năm 2009 Dư nợ này chiếm 0%. Năm 2010, dư nợ này tăng lên 7.952 triệu đồng bao gồm dư nợ của cá nhân ông Nguyễn Trung Quân: 3.200 triệu đồng, Công ty CPTMDV Hùng Hồng: 2.158 triệu đồng và ông Trần Thanh Vân 2.594 triệu đồng. Năm 2011 nhóm nợ xấu này tiếp tục tăng lên đến 29.389 triệu đồng bao gồm phát sinh thêm của các doanh nghiệp: KHÁCH HÀNGTN Sơn Trang: số tiền 3.125 triệu đồng; Công ty CP Truyền Thông TM Việt Nam số tiền 5.258 triệu đồng; Công ty CP Hợp tác kinh tế Việt Séc số tiền 1.587 triệu đồng; Công ty TNHH Xây dựng Hùng Cường số tiền 897 triệu đồng; Công ty CP MCO Nghệ An số tiền 582 triệu đồng, Công ty TNHH TM Trường Vũ số tiền 251 triệu đồng, Công ty CP ĐTXD và VLXD Trường Vũ số tiền134 triệu đồng... và còn lại là của các cá nhân.

3.3.1.5. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụngHoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và mang lại lợi nhuận chủ Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Bảng 3.16: Trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ dự phòng rủi ro

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ tín dụng 273.42 757.28 1037.04 Dự phòng chung 5.22 6.76 15.7 Dự phòng cụ thể 24.59 79.07 185.23 Tổng số dự phòng phải trích 29.81 85.83 200.93 Tổng số dự phòng đã trích 5.2 30.3 95.1 Tỷ lệ DPRR phải trích (%) 1,9 4,01 9,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009-2011

Theo số liệu báo cáo số dự phòng chung chi nhánh phải trích hàng năm không biến động nhiều nhưng số dự phòng cụ thể tăng đột biến trong năm 2011. Điều này chứng tỏ các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của chi nhánh tăng cao, số dự phòng cụ thể tăng từ 24,59 tỷ đồng lên185,23 tỷ đồng năm 2011, tỷ lệ dự phòng rủi ro của chi nhánh càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh nghệ an (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w