Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 75 - 105)

6. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân

3.3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được

Những kết quả đạt đƣợc về phát triển nhân lực của Tiên Du bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây :

- Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh; sự chỉ đạo sát sao của huyện ủy-HĐND-UBND huyện, cùng các cấp, các ngành và các địa phƣơng trong huyện quan tâm và tham gia tích cực vào việc phát triển nguồn nhân lực của huyện.

- Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Tiên Du mở rộng quan hệ giao lƣu, trao đổi, hợp tác với các huyện và các tỉnh trong khu vực, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của huyện. Tuy nhiên, vị trí nằm quá gần thủ đô Hà Nội khiến Tiên Du gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

- Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Tốc độ GDP bình quân 5 năm gần đây ở mức cao so với mức tăng chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hƣớng công nghiệp hoá. Tỷ trọng GDP công nghiệp- xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đã dần ổn định và hoạt động mang lại hiệu quả.

- Cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đã đƣợc cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện.

- Tƣ duy về kinh tế thị trƣờng về thị trƣờng lao động từng bƣớc đƣợc đổi mới theo hƣớng phát triển nền kinh tế đa thành phần, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trƣờng nói chung và thị trƣờng lao động nói riêng hình thành và phát triển.

- Nhiều chủ trƣơng, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh tỉnh Bắc Ninh năng động hội nhập kinh tế đã đƣợc cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của huyện, tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng cho kinh tế thị trƣờng và thị trƣờng lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả.

- Các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong huyện đã có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.

3.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân ngƣời lao động về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn hạn chế. Công tác chỉ đạo điều hành về phát triển nhân lực đồi khi còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thấp.

- Đầu tƣ cho phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Việc phát triển nguồn nhân lực còn quá phụ thuộc vào các nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc. Ngân sách chi thƣờng xuyên cho giáo dục còn thấp chủ yếu chi cho con ngƣời (khoảng 90%). Tỷ lệ chi cho hoạt động chuyên môn chƣa đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra. Hệ thống các trƣờng, trung tâm đào tạo nghề của huyện thiếu cả về số lƣợng và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng chuyên môn.

- Nội dung, chƣơng trình và phƣơng thức đào tạo chậm đổi mới; chƣa tạo đƣợc sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trƣờng lao động trong và ngoài huyện. Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trƣờng dạy nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chƣa quan tâm đầu tƣ để đào tạo lao động tại chỗ. - Cung - cầu về lao động vẫn mất cân đối (cung lớn hơn cầu); số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mô nhỏ chƣa thu hút nhiều lao động vào làm việc.

- Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn huyện còn một số chồng chéo và bất cập, sự phối hợp giữa các cơ có liên quan nhƣ phòng Lao động - Thƣơng binh - Xã hội, phòng Giáo dục - đào tạo, Ban Quản lý khu công nghiệp và các cấp chính quyền địa phƣơng, còn có nhiều bất cập. Chất lƣợng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý địa phƣơng thiếu năng lực quản lý và điều phối các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên.

- Một bộ phận lực lƣợng lao động (cán bộ) có tâm lý chạy theo bằng cấp nên học hành mang tính chất chấp vá, cốt để có bằng chứ không thực chất. Một số lao động sau khi tốt nghiệp đại học ra trƣờng đã không tìm đƣợc việc làm theo đúng ngành nghề đã học nên gây ra tình trạng vừa thừa lao động vừa thiếu lao động kỹ thuật.

- Việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực còn dàn trải, lãng phí. Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, thể thao, bảo vệ môi trƣờng,…còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

- Hệ thống bệnh viện huyện, các trạm y tế xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ y tế còn chƣa đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, tình trạng quá tải của bệnh viện huyện có chiều hƣớng gia tăng. Y đức và thái độ phục vụ của một số ít thầy thuốc chƣa tốt.Việc quản lý hành nghề y tế tƣ nhân ở một số nơi trên địa bàn còn lỏng lẻo, chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân chƣa đạt yêu cầu.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các hƣớng dẫn của Trung ƣơng, tỉnh còn thiếu đồng bộ, chƣa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá, cá biệt có chính sách qua thực hiện bộc lộ những bất hợp lý nhƣng chƣa đƣợc sửa đổi kịp thời, ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ của địa phƣơng.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CNH – HĐH CỦA HUYỆN TIÊN DU ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH của huyện Tiên Du

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du

4.1.1.1. Mục tiêu phát triển - Về kinh tế:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 12,3 - 14%/năm trong đó công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 13 - 15%/năm; dịch vụ tăng trên 13%/năm ; nông- lâm- thuỷ sản tăng trên 3%/năm.

Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 11,4 - 13%/năm trong đó công nghiệp, xây

dựng cơ bản tăng trên 11,8 - 13 %/năm; dịch vụ tăng trên 12,3 -14,5%/năm và nông- lâm- thuỷ sản tăng trên 2%/năm.

GDP bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) năm 2015 đạt 84 triệu đồng và đến năm 2020 đạt trên 120 triệu đồng.

- Về xã hội

Dân số của huyện đến năm 2015 và năm 2020 vào khoảng 131 và 137 nghìn ngƣời tƣơng ứng. Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân của huyện giai đoạn 2011-2015 khoảng 0,98%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 không quá 0,9%/năm.

Giải quyết việc làm cho khoảng 2000 - 3000 ngƣời mỗi năm. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 45% và đến năm 2020 đạt trên 60%. Đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dƣới 3%.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 1,0-1,5%/năm (theo tiêu chí năm 2005).

Tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt trên 90% và đến năm 2020 đạt 100%.

Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi xuống dƣới 15%, đến năm 2020 xuống dƣới 10%.

Đến năm 2020, 100% các trƣờng đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2 100% thôn xã và huyện có đủ các thiết chế văn hoá

4.1.1.2. Các khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du

Để Tiên Du đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững trong thời kỳ quy hoạch, các khâu đột phá chủ yếu là:

(1) Cùng với Tỉnh tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các trục giao thông chính trên địa bàn huyện và kết nối huyện với mạng lƣới giao thông của tỉnh và vùng; xây dựng trung tâm thƣơng mại huyện, củng cố và mở rộng mạng lƣới chợ nông thôn tạo môi trƣờng thuận lợi cho lƣu thông hành hoá; xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các tuyến, điểm du lịch. Hoàn thành kết cấu hạ tầng KCN, cụm công nghiệp trƣớc năm 2015.

(2) Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hƣớng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao. Hình thành một số vùng sản xuất lúa, rau, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm, hoa quả đặc sản, cây cảnh.. . với qui mô thích hợp và chất lƣợng cao cung cấp thị trƣờng cao cấp và xuất khẩu. Củng cố và phát triển mạnh dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch và phát triển làng nghề.

(3) Phát triển mạnh các hình thức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm trong huyện và xuất khẩu lao động.

(4) Tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phân cấp ngày càng cao cho cấp huyện. Tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng để thu hút mạnh đầu tƣ vào địa bàn huyện.

4.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện Tiên Du hiện đại hoá của huyện Tiên Du

- Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự nghiệp CNH-HĐH huyện Tiên Du. Phát triển NNL là một trong những động lực quan trọng để Tiên Du hoàn thành sớm CNH-HĐH trong thời gian tới, đồng thời là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững.

- Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục theo yêu cầu phát triển toàn diện (bao gồm cả thể lực, trí lực, tâm lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức, sự thích nghi cũng nhƣ hiểu biết về pháp luật) nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH huyện Tiên Du trong thời kỳ mới.

- Phát triển NNL chất lƣợng đảm bảo trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đổi mới nội dung chƣơng trình, thay đổi phƣơng pháp giảng dạy, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, cấp độ và từng địa bàn

- Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn lực trong và ngoài huyện, thậm chí nguồn lực là con em địa phƣơng đang sinh sống

và làm việc ở nƣớc ngoài vào sự nghiệp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH.

- Tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đồng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ, hợp tác, lien doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc

4.1.2.1. Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020:

Những yếu tố tác động đến nhu cầu lao động bao gồm:

- Dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 của Tiên Du là 14-15%/năm, trong đó: Công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 14-16%/năm; dịch vụ tăng bình quân 16,5%/năm; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 3%/năm

- Dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 là 13-14%/năm, trong đó: Công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 13%/năm; dịch vụ tăng bình quân 17%/năm; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 2-2,5%/năm

- Sự phát triển của khoa học công nghệ và khả năng xuất hiện những ngành nghề mới ở Tiên Du

- Mức độ phát triển của thị trƣờng thông tin về lao động, thay đổi dân số cơ học, sự phát triển của các huyện, thị xã và thành phố lân cận, khả năng cung ứng nguồn lao động tại địa phƣơng và trong vùng…

Kết quả dự báo cho thấy tổng số lao động làm việc trên địa bàn huyện năm 2011 là 72.840 ngƣời,đến năm 2015 tăng lên 76.080 ngƣời và năm 2020 là 78.860 ngƣời (Biểu 4.1)

Bảng 4.1. Dự báo tổng cầu lao động giai đoạn 2011 - 2020

Năm Tổng cầu lao động (ngƣời)

2011 72.840

2015 76.080

2020 78.860

(Nguồn : Dự báo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Tiên Du đến năm 2020)

Tổng cầu lao động

Năm 2011 năm 2015 Năm 2020

Biểu đồ 4.1: Dự báo tổng cầu lao động giai đoạn 2011-2020

a. Dự báo cấu lao động theo ngành

Cũng sử dụng phƣơng pháp nhịp tăng, Báo cáo Quy hoạch dự báo giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Tiên Du giai đoạn 2011-2020. Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng giá trị của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Tiên Du giai đoạn 2011-2015, Báo cáo Quy hoạch ƣớc tính giá trị gia tăng của các nhóm ngành ngành, sau đó dùng phƣơng pháp dự báo theo nhịp tăng để dự báo cho giá trị các nhóm ngành giai đoạn 2016-2020. Tiếp theo, Báo cáo Quy hoạch sử dụng phƣơng pháp độ co dãn để dự báo cầu lao động theo nhóm ngành, từ đó tính ra tỷ trọng lao động theo nhóm ngành và tính ra số lao động theo nhóm ngành.

Bảng 4.2: Dự báo tổng cầu lao động theo ngành huyện Tiên Du đến năm 2020

Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng trƣởng (%) 2006-2010 2011-2015 2016-2020 I. Lao động cần bố trí việc làm 72.840 76.080 78.860 0,93 0,87 0,72 1.LĐ có việc làm 69.020 73.560 76.560 0,99 1,28 0,80 -Công nghiệp–xây dựng 28.950 37.830 43.860 8,30 5,50 3,00 % so với LĐ có việc làm 41,94 51,43 57,29

-Nông, lâm, thủy sản 29.400 23.360 19.040 -5,00 -4,50 -4,00

% so với LĐ có việc làm 42,60 31,75 24,87

-Khu vực dịch vụ 10.670 12.370 13.660 5,20 3,00 2,00

% so với LĐ có việc làm 15,46 16,81 17,84 2.LĐ chƣa có việc làm 3.820 2.520 2.300 % so với tổng số 5,25 3,31 2,92

II. Cơ cấu lao động theo

ngành kinh tế % 100 100 100

1.Công nghiệp-xây dựng 41 50 55

2.Nông, lâm, thuỷ sản 44 33 27

3.Khu vực dịch vụ 15 17 18

(Nguồn: Dự báo Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Tiên Du đến năm 2020)

Trong giai đoạn 2011 – 2020, cơ cấu lao động làm việc của huyện sẽ chuyển dịch tƣơng đối mạnh. Lao động các ngành, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, lao động khu vực nông, lâm nghiệp,thuỷ sản giảm sút.

Tiên Du đã đặt ra mục tiêu cơ cấu lao động của huyện đến năm 2015 là cơ cấu công nghiệp-xây dựng cơ bản, dịch vụ-thƣơng mại và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tƣơng ứng là : 74,3% - 21,5% và 4,2%.

So với cơ cấu lao động hiện nay là 69,6% - 18,1% và 12,3%, trong 5 năm tới tỷ trọng lao động trong nông nghiệp sẽ giảm khoảng 8,1%, tỷ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 4,7% và tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ

tăng 3,4%. Một số lƣợng lớn lao động (ƣớc khoảng xấp xỉ 1.000 lao động mỗi năm) sẽ đƣợc rút ra khỏi khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản để chuyển vào khu vực công nghiệp- xây dựng cơ bản và dịch vụ.

Theo đúng xu hƣớng các nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, cơ cấu cầu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 75 - 105)