6. Bố cục của luận văn
1.3.5. Môi trường, chế độ đãi ngộ tạo động lực cho nguồn nhân lực
Để nâng cao chất lƣợng NNL, trƣớc hết cần xây dựng một cách tổng thể khung chiến lƣợc phát triển NNL một cách hợp lý. Bởi lẽ, chỉ có nhƣ vậy, NNL mới có thể phát huy đƣợc hết vai trò, tiềm năng của mình cống hiến cho sự phát triển của xã
hội, cần đƣợc xây dựng đồng bộ từ khâu phát hiện, tuyển chọn đến đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt, thoả đáng với năng lực và những cống hiến của họ thông qua cơ chế, đãi ngộ, môi trƣờng làm việc, chế độ tiền lƣơng, thƣởng… Để thực hiện đƣợc điều này, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải vƣợt qua đƣợc rào cản, ràng buộc về cơ chế, quy chế, chính sách, đặc biệt về mặt tài chính, nếu không rất dễ rơi vào tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”.
Việc thu hút NNL phải đƣợc Đảng, Nhà nƣớc xây dựng thành một chiến lƣợc bền vững, rất trọng thị thông qua cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ, tạo môi trƣờng thuận lợi để họ có thể yên tâm lao động, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Từ chủ trƣơng đến thực hiện là cả một khoảng cách lớn đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và thống nhất thực hiện từ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý, các địa phƣơng, đơn vị cho đến bản thân ngƣời lao động
Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, chính sách sử dụng có hiệu quả NNL bao hàm nhiều yếu tố, song tiền lƣơng, tiền công là yếu tố hàng đầu có tính quyết định. Bởi lẽ, mục đích của ngƣời lao động chính là thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình, với ý nghĩa ấy, họ phải đƣợc hƣởng mức lƣơng hợp lý, chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Nhà nƣớc ta đã có nhiều cố gắng thực hiện chế độ tiền lƣơng theo quy luật giá trị. Lộ trình cải cách tiền lƣơng trên thực tế vẫn chƣa thực sự phù hợp với những giá trị lao động mà họ đã cống hiến.
Nhƣ vậy, chính sách tiền lƣơng và đãi ngộ phải bảo đảm thu nhập của ngƣời lao động, nhất là nhân lực chất lƣợng cao để không những đủ mức tối thiểu thực hiện tái sản xuất sức lao động, mà còn để ngƣời lao động thƣờng xuyên tái sản xuất mở rộng, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất. Vì vậy, Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần nhanh chóng cải cách chế độ tiền lƣơng theo hƣớng toàn diện, triệt để, xây dựng hệ thống trả thƣởng hợp lý, hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trƣờng.
Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ cải cách tiền lƣơng khu vực nhà nƣớc phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Xây dựng quy chế trả lƣơng, thƣởng thống nhất nguyên tắc chung trong việc phân phối tiền lƣơng theo hƣớng gắn mức độ hƣởng thụ với kết quả đóng góp, trách nhiệm và hiệu quả trong công việc.
1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và các địa phƣơng trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH