6. Bố cục của luận văn
4.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về vai trò của nguồn
nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
- Phải thay đổi nhận thức, thực sự coi con ngƣời là nguồn vốn quý nhất trong tất cả các nguồn lực để quá trình CNH- HĐH ở Tiên Du sớm thành công. Thông thƣờng, những nguồn lực làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội là nguồn lực tự nhiên nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý; là nguồn cơ sở vật chất - kỹ thuật đã đƣợc tạo ra trong các giai đoạn trƣớc đó, là những nguồn lực nƣớc ngoài nhƣ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trƣờng... Nhƣng xét cho cùng, nguồn lực lâu bền nhất và quan trọng nhất trong sự phát triển vẫn là nguồn lực con ngƣời. Bởi có đủ các nguồn lực khác mà không có những con ngƣời tƣơng xứng, đủ khả năng khai thác
- Các cấp, các ngành, các địa phƣơng, đơn vị, tổ chức và cá nhân cần nhận thức sâu sắc về phát triển nhân lực cho tƣơng lai để phục vụ cho quá trình phát triển đất nƣớc, mỗi địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay, vì con ngƣời là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển đất nƣớc. Các cấp, các ngành và mỗi địa phƣơng cần có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể để có giải pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực của địa phƣơng, đơn vị mình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật liên quan đến vấn đề phát triển nhân lực, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất là học sinh Trung học phổ thông. Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các chƣơng trình hành động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực thƣờng xuyên, liên lục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền. Tạo sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển nhân lực tới mọi lực lƣợng từ nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân...
- Chú trọng tuyên truyền, thông báo, tập huấn kịp thời cho doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc liên quan đến lao động, việc làm để họ có định hƣớng, kế hoạch thực hiện.
- Tích cực đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, trong việc phát triển nguồn nhân lực tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Thƣờng xuyờn làm tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên, gắn liền việc phân loại, đánh giá với quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ. Nâng cao chất lƣợng cán bộ ngay từ khâu tuyển dụng; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ bằng công việc thực tế. Từng bƣớc chuyển giao thế hệ cán bộ lãnh đạo bảo đảm tính kế thừa, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và cơ sở.
- Tiếp tục rà soát, quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, trên cơ sở đó sắp xếp, kiện toàn bộ máy chính quyền theo hƣớng tinh gọn, bảo đảm hiệu lực cao trong công tác quản lý, điều hành. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phụ trách phát triển nguồn nhân lực thuộc các phòng ban nhƣ: Phòng lao động TBXH, Phòng giáo dục đào tạo, Phòng tài chính, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GDTX…cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tập trung vào các thủ tục liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân, loại bỏ những thủ tục phiền hà cho nhân dân. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông hiện đại ở huyện và 14/14 xã, thị trấn bảo đảm thông suốt, kịp thời phục vụ cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hƣớng dẫn điều tra, khảo sát về phát triển nguồn nhân lực hàng năm và 5 năm. Nghiên cứu, xây dựng các đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung; các vùng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hang hoá; phát triển mô hình kinh tế trang trại; tổ chức các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng ngành, lĩnh vực. Xây dựng đề án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. Quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn của các chƣơng trình, nhất là chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.