Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 72 - 73)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1. Những thành tựu đạt được

- Về số lƣợng, nguồn nhân lực của huyện dồi dào, cơ cấu dân số với lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao, đang ở mức rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 10 năm tới. Tính đến năm 2011, quy mô dân số huyện là 127.464 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 64,46% tổng dân số

Lực lƣợng lao động ở khu vực thành thị và làm việc trong các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ của huyện ngày càng tăng phù hợp với qúa trình phát triển đô thị hoá và công nghiệp hóa của huyện. Cơ cấu lao động theo ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hƣớng CNH – HĐH, nhìn chung cơ cấu lao động của Tiên Du tiến bộ hơn so cơ cấu lao động trung bình của một số huyện trong tỉnh.

Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo và có việc làm khá cao so với nhiều địa phƣơng trong tỉnh. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh. Lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của huyện nhìn chung có chất lƣợng cao, đƣợc đào tạo bài bản và đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Nguồn nhân lực của huyện đƣợc cải thiện khá rõ nét về chất lƣợng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bƣớc phát triển tiếp theo trong những năm tới.

- Chất lƣợng giáo dục phổ thông của Tiên Du phát triển tốt, là một thế mạnh trong việc phát triển nhân lực của huyện. Ngƣời Tiên Du có truyền thống hiếu học, khoa bảng, cần cù, chịu khó, lao động sáng tạo. Tiên Du là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng. Sự hiếu học của ngƣời dân kết hợp với việc triển khai thực hiện đổi mới chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp dạy học đã mang lại kết quả là trình độ học vấn chung của nguồn nhân lực ở mức cao so với các huyện khác trong tỉnh có điều kiện tƣơng đồng.

Chất lƣợng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS ở mức cao trong tỉnh. Các mục tiêu phổ cập THPT đang từng bƣớt đƣợc thực hiện. Chất lƣợng giáo dục toàn diện có tiến bộ và chất lƣợng hƣờng nghiệp có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất trƣờng lớp đƣợc phát triển theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thƣ viện đạt tiêu chuẩn tăng cao. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học ngày càng đáp ứng tốt hơn theo hƣớng đồng bộ, hiện đại hoá. Đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, ngày một nâng cao chất lƣợng,

tƣơng đối đồng bộ về cơ cấu. Công tác quản lý giáo dục không ngừng đƣợc đổi mới. Công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc đẩy mạnh. Mô hình xã hội học tập ở các địa phƣơng đang từng bƣớc đƣợc thực hiện có hiệu quả, thông qua các phong trào, các cuộc vận động lớn nhƣ: Cuộc vận động “hai không, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học, tự sáng tạo”; phong trào thi đua “xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “khuyến học, khuyến tài” trong các nhà trƣờng, địa phƣơng đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Việc làm tăng cao, vƣợt tốc độ tăng của lực lƣợng lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thị trấn, thị tứ liên tục giảm. Tiên Du là một trong số ít huyện có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung của một số địa phƣơng trong tỉnh. Thị trƣờng lao động của Tiên Du đã phát triển khá tốt tại các thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỷ lệ thời gian lao động đƣợc sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các xã, thị trấn và đang ở mức cao so với một số huyện phía nam sông Đuống. Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lƣơng tiếp tục đƣợc cải thiện.

Tóm lại, nguồn nhân lực của huyện không chỉ duy trì đƣợc tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lƣợng mà còn đƣợc cải thiện khá rõ rệt về mặt chất lƣợng và tình trạng việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bƣớc phát triển tiếp theo của huyện trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)