6. Bố cục của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm của Thị Xã Từ Sơn trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH –
CNH – HĐH
Giai đoạn 2005-2010 kinh tế Thị Xã Từ Sơn tăng trƣởng với nhịp độ cao, phát triển theo hƣớng toàn diện, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 16,2%. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng từ 70,3% năm 2005 lên 74,5% năm 2010, dịch vụ tăng từ 21,5% lên 21,7%, nông nghiệp giảm từ 8,2% xuống còn 3,8% năm 2010. Hiên nay Từ Sơn đang chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển. Tich cực giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn 5,2% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn trên 60%. Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%. Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 6.000-7.000 lao động, tỷ
lệ hộ nghèo giảm còn 1,64%, GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 2.800 USD.
Tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển sang hàng hoá có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao và bền vững. Gía trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 169,71 tỷ đồng, bằng 105,1%; tăng 7% so với năm 2010. Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp đô thị gắn với môi trƣờng sinh thái, mở rộng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có chất lƣợng và giá trị kinh tế cao, nhất là cây, con đặc sản, rau an toàn, hoa cao cấp. Phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học.
Phát triển đa dạng các loại hình thƣơng mại - dịch vụ và du lịch; năm 2011 tổng mức hàng hoá bán lẻ và dịch vụ trên địa bàn đạt 5.206 tỷ đồng, bằng 130% kế hoạch, tăng 22,7% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu đạt 80,5 triệu USD, tăng 2,2%; kim ngạch nhập khẩu đạt đạt 113,5 triệu USD, giảm 19,5% so với năm 2010. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm thƣơng mại dịch vụ hiện đại ở đô thị, các trung tâm tài chính (sàn giao dịch chứng khoán, bất động sản...), các trung tâm tƣ vấn, các dịch vụ thuộc sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - xã hội.
Nâng cao về số lƣợng nhân lực đƣợc đào tạo theo các cấp trình độ. Thu hút nguồn nhân lực của địa phƣơng và các vùng lân cận, đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, đồng thời phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã đƣợc đào tạo. Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động thông qua thị trƣờng lao động, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Sàn giao dịch việc làm và các trung tâm giới thiệu việc làm.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng, quy mô trƣờng lớp đƣợc mở rộng, chất lƣợng giáo dục đại trà ổn định và ngày càng vững chắc. Số học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học đạt 99,9%, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98,75%, học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,43%.. Quan tâm đầu tƣ, xây dựng trƣờng trọng điểm, trƣờng chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học, đảm bảo đủ diện tích đất cho các trƣờng theo quy định của trƣờng chuẩn quốc gia. Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội
ngũ nhà giáo đủ về số lƣợng, vững về chuyên môn và có cơ cấu hợp lý. Năm 2011, 80% giáo viên ở các bậc học đạt chuẩn, trong đó có 30-35% trên chuẩn.
Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng đi vào nề nếp, các hoạt động khuyến học, khuyến tài tiếp tục đƣợc quan tâm. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân có sự chuyển biến tích cực. Công tác dân số, gia đình và trẻ em đƣợc đẩy mạnh, mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc tăng cƣờng, 12/12 xã, phƣờng đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 đạt 1,34%.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đƣợc quan tâm, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho trên 6.000 lao động, nhất là công tác dạy nghề ở nông thôn, nâng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo của Thị xã từ 34% năm 2005 lên 45% năm 2011. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo dạy nghề, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở các trƣờng chuyên nghiệp của Thị xã với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phƣơng. Tăng cƣờng các hình thức đào tạo chính quy, bồi dƣỡng cho các đối tƣợng. Huy động năng lực dạy nghề trên địa bàn (doanh nghiệp, làng nghề,...), hình thành mạng lƣới dạy nghề với nhiều cấp độ đào tạo để tăng nhanh quy mô dạy nghề, chú trọng dạy nghề cho lao động khu công nghiệp làng nghề Đa Hội (Châu Khê), Đồng Kỵ (Đồng Quang)…đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ cơ sở... để tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới, khoa học công nghệ mới, ngoại ngữ…chú trọng bồi dƣỡng nhân tài, đảm bảo đủ nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đẩy mạnh việc dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các trƣờng, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, mở rộng và nâng cao chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ. Tổ chức sắp xếp lại, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và đầu tƣ nâng cấp Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, Trung tâm dạy nghề Thị xã, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trung tâm học tập công đồng ở các xã, phƣờng. Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo nhân lực trên địa bàn toàn Thị xã từ trình độ sơ cấp nghề đến đại học, phân bổ hợp lý các cơ sở đào tạo nhân lực cho các khu, cụm công nghiệp. Nâng cao khả năng nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ của Thị xã, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH. Có kế hoạch cụ thể
đủ nhân lực tham gia xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của địa phƣơng.
Hợp lý hóa phân bổ nhân lực theo địa phƣơng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội các địa bàn của Thị xã. Phát huy và sử dụng tối đa nhân lực hiện có của các địa phƣơng để thu hút vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp…trên địa bàn để giảm thiểu các chi phí ăn, ở, đi lại của ngƣời lao động.