Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 70)

6. Bố cục của luận văn

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

Đến nay, trên địa bàn huyện có 18 trƣờng mầm non (8.433 cháu), 16 trƣờng tiểu học (9.563 em), 15 trƣờng THCS (7.410 em), 04 trƣờng THPT (4.048 em), 01 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 01 trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, 01 trung tâm bồi dƣỡng chính trị, 14 trung tâm học tập cộng đồng, 01 trƣờng cao đẳng và và đang triển khai xây dựng 01 đại học (UBND huyện Tiên Du, 2006-2020) [22].

Nhƣ vậy, hệ thống các trƣờng phổ thông, đào tạo nghề, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị...của Tiên Du phát triển khá mạnh, năng lực đào tạo, bồi dƣỡng có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực cho địa phƣơng. Huyện đã thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho giáo dục, tạo việc làm cho ngƣời lao động, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Bình quân mỗi năm giải quyết, tạo việc làm mới cho trên 1.000 lao động.

Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng này còn nhiều bất cập. Ở cấp độ nghề cao nhƣ cao đẳng nghề mới có 01 trƣờng, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (8,9% tổng số học sinh học nghề). Phần lớn các nghề đào tạo nhƣ may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí, nấu ăn... là những nghề có hàm lƣợng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm tạm thời, chƣa phải là những ngành nghề có hàm lƣợng chuyên môn, kỹ thuật cao.

Để nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, hàng năm huyện đã bố trí kinh phí khoảng 5% tổng chi ngân sách thƣờng xuyên của huyện để tổ chức giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực trên địa bàn. Năm 2011, chi cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo 77.894.331 đồng bằng 107,67% dự toán huyện giao và bằng 137,63% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, chi cho sự nghiệp giáo dục 76.096.331 đồng (108,18% so với dự toán huyện giao); chi cho sự nghiệp đào tạo 1.799.000 đồng (89,95% so với dự toán huyện giao)

Bảng 3.7: Ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005-2011

Nội dung chi Dự toán huyện giao Quyết toán

2005 2011 2005 2011

Tổng chi 57.843.000 72.343.000 58.485.023 77.894.331

-Sự nghiệp giáo dục 56.243.000 70.343.000 56.945.023 76.095.331

-Sự nghiệp đào tạo 1.600.000 2.000.000 1.540.000 1.799.000

(Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch Tiên Du năm 2011)

Do mức sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh, nên tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục ở các hộ gia đình của Tiên Du khá cao, điều này cho thấy các hộ gia đình sẵn sàng đầu tƣ cho con cái đƣợc học hành. Đây là một điều kiện thuận lợi để huyện có thể thực hiện tốt chính sách đào tạo NNL. Các gia đình sẵn sàng dành nguồn ngân sách để cho con đƣợc hƣởng nền giáo dục, nhƣng

quan trọng họ cần đƣợc cung cấp dịch vụ có chất lƣợng, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.

Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nên đất đai vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất nghèo, nhà xƣởng ít. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông nhƣ máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những trang thiết bị nhƣ dạng máy CNC, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao...trang bị máy móc dạy nghề thƣờng không theo kịp sự phát triển nhanh nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra cho nên kết quả đào tạo thƣờng có sự chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu cầu thực tế.

Năm 2011 toàn huyện có 1.513 giáo viên phổ thông, tăng hơn so với năm 2005 (34 ngƣời). Trong đó 100% giáo viên các bậc học đạt chuẩn. tỷ lệ trên chuẩn: mầm non (100%), tiểu học (83%), THCS (73%), THPT (29%) ngoài ra huyện còn trƣng tập, thuê mƣớn đội ngũ giáo viên dạy nghề ở ngoài huyện. Trong năm đã có 113 giáo viên mầm non tốt nghiệp cao đẳng, 49 giáo viên đang theo học đại học, 02 giáo viên học cao học. Số giáo viên dạy giỏi bậc mầm non (cấp huyện 110 ngƣời, cấp tỉnh 06 ngƣời; bậc tiểu học (cấp huyện 90 ngƣời, cấp tỉnh 10 ngƣời); THCS (cấp huyện 94, cấp tỉnh 09); THPT (cấp tỉnh 17).

Bảng 3.8: Thống kê chất lƣợng giáo viên phổ thông năm học 2011-2012

Khối GD Tổng số Chuẩn Trên chuẩn Tỷ lệ chuẩn

(%) Tỷ lệ trên chuẩn (%) Mầm non 451 451 451 100 100 Tiểu học 441 441 368 100 83 THCS 447 447 327 100 73 THPT 180 180 52 100 29

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giáo dục – đào tạo của UBND Huyện Tiên Du năm học 2011-2012)

Nội dung, chƣơng trình và phƣơng thức đào tạo đƣợc chú trọng quan tâm đổi mới, hình thức, nội dung và chất lƣợng dạy nghề từng bƣớc đƣợc đổi mới, nâng cao, bƣớc đầu có sự gắn kết với các cơ sở sử dụng lao động. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới còn chậm, chƣa tạo đƣợc sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trƣờng lao động trong và ngoài huyện. Chƣa có sự phối kết hợp chặt chẽ

giữa các trƣờng dạy nghề với doanh nghiệp, các doanh nghiệp chƣa thật sự quan tâm đầu tƣ để đào tạo lao động tại chỗ.

Nội dung đào tạo tuy đã tiếp cận với thực tế nhƣng so sánh với trình độ chung của cả nƣớc để đảm bảo nâng cao yêu cầu nâng cao chất lƣợng NNL còn hạn chế. Nội dung đào tạo nặng về lý thuyết, thiết bị thực hành lạc hậu, chƣa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp. Do vậy, học viên học nghề sau khi tốt nghiệp nhìn chung chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)