Phát triển lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 64)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Phát triển lao động

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, số ngƣời trong độ tuổi lao động của Tiên Du là 82.172 ngƣời. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi bình quân hàng năm, giai đoạn 2001-2005 tăng 1,91%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng 2,00%. (Bảng 3.1)

Theo nhóm tuổi: Chia theo nhóm tuổi, lực lƣợng lao động năm 2011 ở nhóm tuổi 15-24 chiếm tỷ lệ cao nhất (26,45%); tiếp đến là nhóm tuổi 25-34 (22,83%); thấp nhất là nhóm tuổi 35-44 (17,61%); các nhóm tuổi khác, tỷ lệ giảm dần. (Bảng 3.2)

Theo giới tính: Năm 2011, trên địa bàn toàn huyện, số ngƣời trong tuổi lao động là 82.172, trong đó: Lực lƣợng lao động nữ là 42.893, chiếm 52,2%

Theo khu vực: Lao động ở thành thị chiếm 8,9%, lao động ở nông thôn chiếm đa số 91,1%. Nhƣ vậy có thể thấy lao động ở nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề quan trọng cần giải quyết là phải đào tạo, tạo việc làm cho lực lƣợng lao động ở nông thôn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Bảng 3.1: Quy mô dân số và lực lƣợng lao động trên địa bàn huyện (giai đoạn 2001-2010) Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2011 Tốc độ tăng trung bình (%/năm) 2001-2005 2006-2010 1 Dân số trung bình 113.228 119.190 126.325 127.464 1,08 1,15 - Nam 55.318 58.231 62.485 63.056 1,32 1,40 - Nữ 57.910 60.959 63.840 64.408 1,09 1,95

- Thành thị 10.129 10.721 11.366 11.362 1,18 1,20 - Nông thôn 103.099 108.469 114.959 116.102 1,12 1,15

2 Dân số trong độ tuổi

lao động 68.027 72.906 80.602 82.172 1,91 2,00

Tỷ lệ so với dân số (%) 60,08 61,16 63,80 64,46 0,83 0,85

3 Lực lƣợng lao động

(trong độ tuổi) 68.027 72.906 80.602 82.172 1,91 2,00

-Chia theo giới tính

+Nam 31.632 34.265 38.085 39.279 2,08 2,15

+Nữ 36.395 38.641 42.517 42.893 2,12 1,95

-Chia theo khu vực

+Thành thị 6.085 6.557 7.252 7.324 1,19 2,05

+Nông thôn 61.942 66.349 73.350 74.848 1,24 2,00 -Tỷ lệ so với dân số (%) 60,08 61,16 63,80 64,46 0,83 0,85

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện)

Chỉ tiêu kế hoạch mức độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011-2015 là từ 1%/năm đến 1,02%/năm và thời kỳ 2016-2020 là dƣới 1%/năm. Nguồn nhân lực của Tiên Du chủ yếu biến động do tăng tự nhiên về dân số.

3.2.1.1. Theo số lượng, tuổi và giới tính của nhân lực

Bảng 3.2: Lực lƣợng lao động phân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi 2007 2008 2009 2010 2011 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số 90.853 100 92.528 100 94.397 100 94.933 100 95.802 100 15-24 23.994 26,41 24.385 26,35 24.878 26,35 25.119 26,46 25.342 26,45 25-34 20.767 22,86 21.170 22,88 21.598 22,88 21.701 22,86 21.869 22,83 35-44 16.015 17,63 16.341 17,66 16.671 17,66 16.706 17,61 16.868 17,61 45-54 14.535 16,00 14.803 16,00 15.102 16,00 15.188 16,00 15.327 16,00 55 15.542 17,11 15.828 17,11 16.148 17,11 16.220 17,11 16.388 17,11

trở lên

(Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện)

Qua bảng phân tích lực lƣợng lao động phân theo nhóm tuổi cho thấy, tỷ lệ lực lƣợng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24) có xu hƣớng tăng, từ 26,41% năm 2007 lên 26,45% năm 2011, tuy nhiên nhóm tuổi (25-34) và (35-44) lại có xu hƣớng giảm tƣơng ứng là 22,86% năm 2007- 22,83% năm 2011 và 17,63% năm 2007 – 17,61% năm 2011; lực lƣợng lao động nhóm tuổi (45-54) trở lên cơ bản vẫn giữ nguyên (Bảng 3.2). Cũng nhƣ các huyện khác trong tỉnh, lực lƣợng lao động của Tiên Du nhìn chung thuộc loại trẻ, lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số, chiếm 64,46% tổng dân số, điều này rất thuận lợi cho các cấp chính quyền và các ngành chức năng của huyện thực thi các chính sách để phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH.

3.2.1.2. Theo trình độ học vấn của nhân lực

Theo số liệu thống kê tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tiên Du năm 2011 chiếm 34,58% lực lƣợng lao động xã hội, tăng hơn so với năm 2005 (8,66%). Trong đó, lao động là công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất (16,35%), tiếp đến là trung cấp nghề (3,74%); đại học (3,45%); cao đẳng (1,67%); trên đại học (0,08%). So với năm 2005 tăng tƣơng ứng là: (3,41%); (0,41%); (0,38%); (0,13%) và (0,05). Nhƣ vậy lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo ở Tiên Du vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2005 là 72,38%; năm 2009 là 67,78%; năm 2010 là 66,60% và năm 2011 là 65,42% (Bảng 3.3).

Tiên Du đạt thành tích tốt về đào tạo phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2011 - 2012 đạt 100% và dự thi vào các trƣờng cao đẳng, đại học có điểm bình quân chung đứng ở tốp đầu của tỉnh. Chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã hoàn thành từ năm 2009 và đạt chuẩn phổ cập THCS từ năm 2010 và năm 2011 đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ học sinh Tiểu học xếp loại văn hoá khá, giỏi đạt 91,2%, tăng 2,2%; THCS xếp loại văn hoá khá giỏi 58,5%, tăng 3,1% so với cùng kỳ; THPT tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá khá giỏi 62%, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Thi học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao tiếp tục ở tốp đầu của tỉnh (khối THCS xếp thứ 2, trƣờng THPT Nguyễn Đăng Đạo xếp thứ nhất tỉnh). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 98,36%, tăng 0,86% so với cùng kỳ. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên ngày càng đƣợc nâng lên, 100% giáo viên đạt trình độ

chuẩn, trong đó trên chuẩn 83%. Có 284 giáo viên đạt dạy giỏi cấp huyện, 25 giáo viên đạt cấp tỉnh. Cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc tăng cƣờng, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 98%. Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia 40/49, tăng 2 trƣờng so với cùng kỳ năm học 2009-2010 (trƣờng Mầm non Nội Duệ, Phú Lâm 2). Các phong trào “xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “mỗi thầy, cô là một tấm gƣơng tự học, tự sáng tạo” tiếp tục đƣợc triển khai và ngày càng có hiệu quả. Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đƣợc đông đảo các cơ quan, đơn vị và nhân dân tích cực hƣởng ứng.

Bảng 3.3: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của huyện Tiên Du

Đơn vị: người

NĂM 2005 2009 2010 2011

I.TỔNG SỐ 89.499 94.397 94.933 95.802

Phân theo trình độ đào tạo

1. Chƣa qua đào tạo 64.782 63.983 63.223 62.671

2. Sơ cấp nghề 2.669 3.178 3.305 3.437

3. Công nhân kỹ thuật không bằng 12.338 16.034 16.806 17.678

4. Trung cấp nghề 2.975 3.381 3.482 3.586

5. Cao đẳng nghề 424 472 481 492

6. Trung cấp chuyên nghiệp 2.160 2.700 2.835 2.962

7. Cao đẳng 1.380 1.534 1.564 1.596

8. Đại học 2.750 3.056 3.178 3.308

9. Trên đại học 24 59 66 72

II. CƠ CẤU (%) 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Chƣa qua đào tạo 72,38 67,78 66,60 65,42

2. Sơ cấp nghề 2,98 3,37 3,48 3,59

3. Công nhân kỹ thuật không bằng 12,94 15,12 15,81 16,35

4. Trung cấp nghề 3,32 3,58 3,67 3,74

5. Cao đẳng nghề 0,47 0,50 0,51 0,51

6. Trung cấp chuyên nghiệp 1,57 2,86 2,99 3,09

7. Cao đẳng 1,54 1,63 1,65 1,67

8. Đại học 3,07 3,24 3,35 3,45

9. Trên đại học 0,03 0,06 0,07 0,08

(Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện)

3.2.1.3. Các nhóm lao động trọng điểm và trình độ chuyên môn, kỹ thuật

Tính chung cả huyện, tỷ lệ qua đào tạo nói chung của lực lƣợng lao động đã tăng từ 27,62% năm 2005 lên 34,58% năm 2011, trong đó: Tỷ lệ đã qua đào tạo sơ cấp nghề tăng từ 2,98% năm 2005 lên 3,59% năm 2011, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 7,06% lên 10,29%. Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 0,25%/năm. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lƣợng lao động cao hơn so với mức bình quân chung của cả tỉnh.

Nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên chiếm 5,53% năm 2011 và ngày càng có xu hƣớng tăng lên.

Tuy nhiên cơ cấu trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học – lao động có trình độ trung cấp, chuyên nghiệp – lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật của huyện năm 2011 tƣơng ứng là: 1 - 1,2 - 3,9. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tối ƣu nên ở mức 1- 4 - 10.

a. Nhóm cán bộ, công chức, viên chức

Huyện Tiên Du có 32 phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc huyện uỷ, UBND huyện (12 cơ quan đảng, đoàn thể; 14 phòng, ban thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc; 6 đơn vị sự nghiệp), với tổng số 194 cán bộ, công chức, viên chức (khối huyện uỷ 60 ngƣời, khối UBND huyện 134 ngƣời). Trong số 194 cán bộ, công chức, viên chức; số có trình độ LLCT cử nhân, cao cấp 31 ngƣời (15,9%); trung cấp 78 ngƣời (40,2%). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trên đại học 9 ngƣời ( năm 2005 chỉ có 2 ngƣời), đại học 134 ngƣời (67,1%), tăng hơn so với năm 2005 (12,5%). Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện hiện nay cơ bản đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, tuy nhiên theo xu hƣớng phát triển và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: Mặt bằng trình độ cán bộ chƣa đồng đều, một số cán bộ chuyên môn đã đƣợc đào tạo chƣa phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao, kinh nghiệm thực tiễn còn ít, số cán bộ viên chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên còn thấp.

Số cán bộ lãnh đạo huyện bao gồm: Thƣờng trực huyện uỷ - HĐND – UBND 07 ngƣời; Ban chấp hành đảng bộ huyện 35 ngƣời; Ban thƣờng vụ huyện uỷ 11 ngƣời; cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng là 62 ngƣời (cấp trƣởng ngành 27 ngƣời; phó ngành 35 ngƣời). Với cơ cấu trình độ 07 thạc sỹ (năm 2005 có 02 thạc sỹ), 100% đại học (năm 2005 có 82% đại học); trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 70%, còn lại là trung cấp; tuy nhiên độ tuổi trung bình của cán bộ lãnh đạo quản lý còn cao, tỷ lệ cán bộ nữ thấp (7,1%).

Thực hiện Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cơ sở theo đúng quy định. Hiện nay, số cán bộ, công chức cấp xã là 258 ngƣời; số lƣợng cán bộ công chức ở mỗi xã, thị trấn có từ 18 –19 ngƣời (công chức 7-8 ngƣời, cán bộ chuyên trách 10- 11 ngƣời). Về trình độ chuyên môn, 49 ngƣời có trình độ đại học, 47 ngƣời có trình

độ cao đẳng, 122 trung cấp và còn lại là 40 ngƣời. Về trình độ lý luận chính trị: 03 ngƣời có trình độ cử nhân lý luận chính trị, 218 trung cấp chính trị, còn lại chƣa qua đào tạo. Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn đại học chiếm 0,19%; cao đẳng chiếm 0,18%, trung cấp chiếm 47,3%. Trình độ lý luận chính trị cử nhân chiếm 1,16%; trung cấp chiếm 84,5%.

Năm 2011, tổng số viên chức của toàn huyện là 1.393 ngƣời, trong đó số viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo là 1.234 ngƣời, sự nghiệp y tế là 120 ngƣời, số còn lại thuộc các ngành Văn hóa - Thể thao, Đài phát thanh, Ban quản lý khu công nghiệp, Trạm khuyến nông..tổng số 39 ngƣời. Về trình độ chuyên môn, lực lƣợng viên chức có 1.105 ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học (79,3%), trình độ trung cấp 270 ngƣời (19,4%), còn lại chƣa qua đào tạo.

Tiên Du luôn coi trọng việc gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời có những giải pháp cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Để phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và nâng cao chất lƣợng đào tạo, Huyện uỷ - UBND huyện và các địa phƣơng, đơn vị đã đặc biệt quan tâm tăng cƣờng cơ sở vật chất và chế độ, chính sách phục vụ công tác đào tạo. Từ năm 2006 đến nay, toàn huyện đã cử 467 cán bộ đi đào tạo đại học; 06 thạc sĩ, trong đó có 01 thạc sỹ chuyên khoa cấp I; 18 cán bộ đi học các lớp cao cấp, cử nhân chính trị; 230 cán bộ đi học trung cấp chính trị; bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nƣớc cho hơn 560 lƣợt ngƣời. Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện đã cơ bản đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung, số công chức, viên chức có trình độ thạc sỹ ngày càng tăng, năm 2011 tăng hơn so với năm 2005 là 05 ngƣời. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ kế cận là tƣơng đối hợp lý và có tính kế thừa. Trong 5 năm thực hiện đề án “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tiên Du đã có nhiều cố gắng trong công tác cán bộ, nhất là khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ đã đƣợc triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và có hiệu quả. Từ năm 2005-2010 huyện đã thực hiện việc luân chuyển 04 cán bộ cấp trƣởng, phó ngành xuống làm cán bộ chủ chốt cấp xã đạt hiệu quả cao.

b. Nhóm lao động làm việc tại doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp do Chi cục Thống kê huyện tiến hành, tính đến tháng 7 năm 2011, Tiên Du có 484 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 192

doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tập trung; 292 doanh nghiệp ngoài khu, cụm doanh nghiệp tập trung (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Tổng hợp các doanh nghiệp đăng ký hoạt động SXKD trên địa bàn huyện Tiên Du (Tính đến tháng 7 năm 2011)

TT Địa điểm Cty

TNHH Cty cổ phần Cty TNHH 1 thành viên Doanh nghiệp nhân Tổng cộng I Xã, thị trấn 110 20 57 7 194 1 Xã Nội Duệ 7 5 8 1 21 2 TT Lim 32 5 6 2 45 3 Xã Hoàn Sơn 18 3 7 1 29 4 Xã Việt Đoàn 7 1 2 0 10 5 Xã Liên Bão 12 1 7 1 21 6 Xã Phật Tích 7 1 0 0 8 7 Xã Phú Lâm 6 2 11 1 20 8 Xã Tân Chi 4 0 9 0 13 9 Xã Hiên Vân 3 0 3 0 6 10 Xã Đại Đồng 6 0 0 0 6 11 Xã Minh Đạo 1 0 0 0 1 12 Xã Lạc Vệ 3 0 3 0 6 13 Xã Tri Phƣơng 3 2 1 0 6 14 Xã Cảnh Hƣng 1 0 0 1 2 II Khu, cụm CN tập trung 186

1 Khu CN Tiên Sơn 128

2 Khu CN ĐĐồng - HSơn 42

3 Cụm CN Phú Lâm 14

4 Cụm CN Tân Chi 2

Qua bảng phân tích cho thấy, trên địa bàn Tiên Du có 03 khu công nghiệp tập trung do tỉnh quản lý và 02 cụm công nghiệp do huyện quản lý gồm: Khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn và Khu công nghiệp VSIP – Bắc Ninh (mới đƣợc đầu tƣ xây dựng giai đoạn cuối 2010 và chủ yếu trên địa bàn xã Phù Chẩn – thị xã Từ Sơn), cụm Công nghiệp Phú Lâm, cụm Công nghiệp Tân Chi. Tổng số doanh nghiệp trong các Khu, cụm công nghiệp là 186 doanh nghiệp (Bảng 3.4). Trong giai đoạn 2006 – 2011, các doanh nghiệp trong khu, cụm đã giải quyết việc làm mới cho hơn 15.800 lao động. Khu công nghiệp Tiên Sơn và Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn có 170 doanh nghiệp tới đầu tƣ với tổng mức đầu tƣ đạt khoảng 3.727 tỷ đồng và 252,5 triệu USD trong đó đã có 161 doanh nghiệp đi vào sản xuất. Tổng diện tích các doanh nghiệp đã thuê trong khu trên địa bàn huyện là 407,76 ha: KCN Tiên Sơn là 139,27 ha (cơ bản đã lấp đầy phần diện tích trên địa bàn huyện Tiên Du), KCN Đại Đồng Hoàn Sơn là 268,49 ha (đạt 51% tổng diện tích quy hoạch). Một số dự án chậm đƣa vào sử dụng nhƣ dự án của Công ty SaigonTel tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn.

Cụm Công nghiệp Phú Lâm và Tân Chi: Tổng số đến 7/2011 có 22 doanh nghiệp đăng ký trong đó có 19 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất.

Tổng số doanh nghiệp hoạt động ngoài các khu, cum công nghiệp đến hết tháng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 53 - 64)